Năm_Julius_(thiên_văn)

Trong thiên văn học, năm Julius là đơn vị đo thời gian được định nghĩa chính xác bằng 365,25 ngày hay 31.557.600 giây. Tên gọi này có nguồn gốc từ thực tế là nó tương ứng với độ dài trung bình của năm trong lịch Julius đã từng được sử dụng trong cộng đồng thế giới phương Tây trong các thế kỷ trước. Tuy nhiên, về nền tảng thì nó chỉ là cách thức trực giác thuận tiện để đo các khoảng lớn về ngày (không phải các năm "thực sự" như năm chí tuyến hay năm thiên văn), và do vậy nó không có mối liên hệ nào với các kiểu duy trì thời gian theo ngày-tháng-năm trong lịch Julius hay bất kỳ loại lịch nào khác.Năm Julius được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích tạo thuận lợi trong các công trình lịch thiên văn, trong đó việc liệt kê số ngày có thể là cồng kềnh và khó nhớ (ví dụ, sẽ dễ dàng/dễ nhớ hơn nếu biểu diễn chu kỳ quỹ đạo của Diêm Vương Tinh là 248 năm Julius thay vì 90.590 ngày). Về trực quan, nó là đơn vị dễ hiểu hơn và rất gần với độ dài thực tế của năm, ngoài ra các khoảng cách được đo theo năm Julius cũng dễ dàng được chuyển đổi ngược lại thành các khoảng cách đo theo ngày mà không có các phần thập phân dài dòng, rắc rối và khó nhớ.Năm Julius không nên nhầm lẫn với ngày Julius, là đơn vị cũng được sử dụng trong thiên văn. Mặc dù có sự tương tự trong tên gọi, nhưng ở đây không có sự liên hệ nào giữa chúng. Năm Julius không phải là 365,25 "ngày Julius", nó đơn giản bằng 365,25 ngày. Ngày Julius không phải là đơn vị đo thời gian, mà nó đơn giản chỉ là việc đếm đuổi các ngày với sự lựa chọn ngẫu nhiên điểm bắt đầu từ trong quá khứ xa xôi, với số chỉ mỗi ngày tiếp theo sẽ lớn hơn số chỉ ngày hôm trước là 1 đơn vị, một cách để chỉ ra ngày mà không cần tham chiếu tới tháng hay năm. Ở khía cạnh khác, năm Julius là đơn vị đo thời gian và không phải là việc đếm đuổi của năm. Các nhà thiên văn không nói những câu tương tự như "năm nay là năm Julius 2005" (là câu tương tự như khi nói "giờ này là giờ thứ 245"); thay vì thế họ sử dụng các câu tương tự như "chu kỳ thiên văn của Diêm Vương Tinh là 248,0208 năm Julius".