Tiếng_Ba_Tư
Tiếng_Ba_Tư

Tiếng_Ba_Tư

Tiếng Ba TưTiếng Ba Tư hay tiếng Persia, còn được biết đến như tiếng Farsi (فارسی fārsi [fɒːɾˈsiː] (nghe)), là một ngôn ngữ Iran thuộc ngữ tộc Ấn-Iran của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nó chủ yếu được nói ở Iran, Afghanistan (dưới tên gọi tiếng Dari từ năm 1958),[8]Tajikistan (dưới tên gọi tiếng Tajik từ thời Xô Viết),[9] và một vài vùng khác về mặt lịch sử được xem là thuộc Đại Iran. Tiếng Ba Tư, nói chung, được viết bằng chữ Ba Tư, một biến thể của chữ Ả Rập.Tiếng Ba Tư hiện đại là sự tiếp nối của tiếng Ba Tư trung đại, ngôn ngữ tôn giáo và văn học chính thức của Đế quốc Sassanid, mà chính nó lại là hậu thân của tiếng Ba Tư cổ, ngôn ngữ của Đế quốc Achaemenid.[10][11][12] Ngữ pháp của nó tương đồng với của nhiều ngôn ngữ châu Âu đương thời.[13]Có chừng 110 triệu người nói tiếng Ba Tư trên toàn cầu, và ngôn ngữ này có vị thế chính thức tại Iran, Afghanistan, và Tajikistan. Trong nhiều thế kỷ, tiếng Ba Tư cũng là ngôn ngữ văn hóa tại nhiều vùng ở Tây Á, Trung Á, và Nam Á.[14]Tiếng Ba Tư đã ảnh hưởng (chủ yếu về từ vựng) một cách đáng kể lên nhiều ngôn ngữ xung quanh, nhất là các ngôn ngữ Turk miền Trung Á, Kavkaz, và Tiểu Á, những ngôn ngữ Iran lân cận, cũng như tiếng Armenia, tiếng Gruzia, và vài ngôn ngữ Ấn-Iran khác, đặc biệt là tiếng Urdu (một dạng tiếng Hindustan). Nó cũng ảnh hưởng phần nào lên tiếng Ả Rập, nổi bật nhất là ở tiếng Ả Rập Bahran.[15] Ngược lại, tiếng Ba Tư cũng mượn rất nhiều từ trong tiếng Ả Rập sau cuộc xâm lược Ba Tư của người Ả Rập.[10][13][16][17][18][19]

Tiếng_Ba_Tư

Phát âm [fɒːɾˈsiː]
Ngôn ngữ chính thức tại  Iran (dưới tên "tiếng Ba Tư")
 Afghanistan (dưới tên tiếng Dari)
 Tajikistan (dưới tên tiếng Tajik)
Glottolog fars1254[7]
Tổng số người nói 45 triệu (2007)[6] – 60 triệu (2009)[5] người bản ngữ
(tổng cộng 110 triệu)[5]
Ngôn ngữ tiền thân
Phương ngữ
Phân loại Ấn-Âu
Quy định bởi
Linguasphere
58-AAC (Wider Persian)
 > 58-AAC-c (Central Persian)
Hệ chữ viết
ISO 639-1 fa
Dạng chuẩn
ISO 639-3 tùy trường hợp:
pes – Tiếng Tây Ba Tư
prs – Tiếng Dari (Ba Tư Afghan)
tgk – Tiếng Tajik
aiq – Phương ngữ Aimaq
bhh – Phương ngữ Bukhora
haz – Phương ngữ Hazara
jpr – Tiếng Ba Tư Do Thái
phv – Phương ngữ Pahlavan
deh – Tiếng Dehwar
jdt – Tiếng Tat Do Thái
ttt – Tiếng Tat (Kavkaz)
Sử dụng tại