Inanna
Inanna

Inanna

Inanna[lower-alpha 1] là một nữ thần Lưỡng Hà cổ đại gắn liền với tình yêu, sắc đẹp, tình dục, dục vọng, sinh sản, chiến tranh, công lý và quyền lực. Bà được thờ phụng đầu tiên ở Sumer và sau đó là Akkad, BabylonAssyria dưới cái tên Ishtar.[lower-alpha 2] Bà được mệnh danh là "Nữ vương Thiên giới" và là nữ thần bảo trợ của ngôi đền Eanna tại thành bang Uruk, cũng được xem là lãnh địa của bà. Bà được gắn liền với sao Kim và các biểu tượng nổi bật nhất của bà là sư tử và ngôi sao tám cánh. Một trong những người phối ngẫu của bà là thần chăn cừu Dumuzid (sau này gọi là Tammuz) và sukkal (người hầu cận) của bà là nữ thần Ninshubur ('Nàng đêm', các truyền thuyết sau này đổi thành nam thần Papsukkal).Inanna được thờ phụng ở Sumer từ thời Uruk (k. 4000 trước Công nguyên - k. 3100 trước Công nguyên) hoặc sớm hơn, nhưng cho đến tận sau cuộc chinh phạt của Sargon của Akkad, bà mới trở thành một trong những vị thần được sùng bái nhất ở Sumer,[4][5] với đền thờ trải rộng khắp Lưỡng Hà. Sự thờ phụng Inanna-Ishtar, có thể có liên quan đến những nghi lễ tình dục, đã được duy trì bởi những nhóm người nói tiếng Đông Semit tiếp nối người Sumer. Bà đặc biệt được người Assyria sùng bái và trở thành vị thần tối cao của họ, thậm chí xếp trên cả vị thần bảo trợ Assyria là Ashur. Inanna-Ishtar được ngầm nhắc đến trong Kinh thánh tiếng Do Thái và có ảnh hưởng rất lớn đến nữ thần Phoenician Astoreth, người sau này lại có ảnh hưởng đến nữ thần Hy Lạp Aphrodite. Sự thờ phụng Inanna tiếp tục phát triển cho đến khi dần suy tàn vào khoảng từ thế kỷ 1 đến thế kỉ 6 sau Công nguyên, do sự trỗi dậy của Kitô giáo, mặc dù ở một số vùng Lưỡng Hà Thượng nó vẫn tồn tại cho đến tận cuối thế kỷ 18.Inanna là vị thần xuất hiện nhiều nhất trong thần thoại Sumer.[6][7][8] Nhiều thần thoại về bà xoay quanh việc bà chinh phục lãnh địa của các vị thần khác. Bà được cho là đã đánh cắp các me, thứ đại diện cho tất cả các khía cạnh tích cực và tiêu cực của nền văn minh, từ cha mình Enki - vị thần trí tuệ. Bà cũng được cho là đã chiếm ngôi đền Eanna từ An, vị thần của bầu trời. Cùng với anh trai sinh đôi Utu (sau này gọi là Shamash), Inanna là người thực thi công lý thần thánh. Bà đã phá hủy Núi Ebih vì dám thách thức quyền uy của mình; giáng cơn thịnh nộ xuống thế giới sau khi người làm vườn Shukaletuda cưỡng hiếp bà trong giấc ngủ; truy tìm nữ tướng cướp Bilulu và trừng phạt bà ta vì đã giết chết Dumuzid. Trong phiên bản tiếng Akkad chuẩn của Sử thi Gilgamesh, Ishtar ngỏ ý muốn Gilgamesh trở thành người tình của mình, nhưng ông từ chối, khiến bà tức giận thả Thiên ngưu xuống tàn phá mặt đất, dẫn đến cái chết của Enkidu và hành trình tìm kiếm sự bất tử của Gilgamesh.Huyền thoại nổi tiếng nhất của Inanna-Ishtar là câu chuyện bà đi vào và trở ra từ Kur, Địa ngục Sumer cổ đại. Bà cố gắng chinh phục lãnh địa của chị gái Ereshkigal, nữ vương Địa ngục, nhưng bị bảy phán quan Địa ngục phán tội kiêu ngạo và bị đánh chết. Ba ngày sau, Ninshubur cầu xin tất cả các vị thần mang Inanna trở lại, nhưng tất cả bọn họ đều từ chối ngoại trừ Enki. Ông đã phái hai sinh vật vô tính xuống giải cứu Inanna. Chúng hộ tống Inanna ra khỏi Địa ngục, nhưng các hộ pháp Địa ngục galla đã kéo Dumuzid chồng bà xuống dưới để thay thế. Dumuzid cuối cùng được phép trở lại thiên đường trong nửa năm, còn chị gái ông Geshtinanna phải thay phiên ở lại địa ngục trong thời gian đó, dẫn đến chu kỳ của các mùa trong năm.

Inanna

Chỗ ở Thiên đường
Cha mẹ
  • Truyền thuyết Uruk: An và mẹ không rõ tên
  • Truyền thuyết Isin: NannaNingal
  • Truyền thuyết khác: Enlil và mẹ không rõ tên
    hoặc Enki và mẹ không rõ tên[1][2]
Biểu tượng Nút sậy soắn hình lưỡi câu, ngôi sao tám cánh, sư tử, Rosette, chim bồ câu
Thế giới Sao Kim
Phối ngẫu Dumuzid Mục đồng và nhiều người không rõ tên.
Hậu duệ Không có, hoặc Lulal và/hoặc Shara
Anh chị em
  • Ereshkigal (chị gái) and Utu-Shamash (anh trai song sinh)
  • Các truyền thuyết sau này: Ishkur/Hadad (anh trai)
  • Truyền thuyết Hittite: Teshub (anh trai)