Lưỡng_Hà
Lưỡng_Hà

Lưỡng_Hà

Lưỡng Hà hay Mesopotamia (/ˌmɛsəpəˈteɪmiə/ ; trong tiếng Hy Lạp cổ: Μεσοποταμία, nghĩa là "[Vùng đất] giữa các con sông" ; trong tiếng Ả Rập: بلاد الرافدين‎ (bilād al-rāfidayn) hay tiếng Syriac: ܒܝܬ ܢܗܪܝܢ, "Beth Nahrain" nghĩa là "giữa hai con sông"), là tên gọi của một vùng lãnh thổ lịch sử, đôi khi cũng được dùng để chỉ một hệ thống các nền văn minh cổ đại nằm gần và dọc theo hệ thống sông TigrisEuphrates, ngày nay là một phần lãnh thổ của khu vực Trung Đông, bao gồm của các quốc gia Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại.Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia.Các nhà văn học đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và phú đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá[1]. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19[2].Sách chữ Nôm của người Việt thế kỷ 17 gọi khu vực này là Mạch Tam.[3]