Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972

Hội nghị Paris về Việt Nam kết thúc với việc ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 đã buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà. Đây là kết quả của gần 5 năm đàm phán, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn và phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp Thế giới.Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam không phải là ngoại lệ với tình trạng "vừa đánh, vừa đàm". Lịch sử thế giới đã từng chứng kiến những điều tương tự xảy ra trong cuộc chinh phạt châu Âu của Napoleon (1799-1815), ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông của nhà Trần (thế kỷ XIII), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (đầu thế kỷ XV). Nhưng ở thời điểm năm 1972, khi các bên đã bước vào một cuộc đua nước rút nhằm biến kết quả về quân sự trên chiến trường thành kết quả chính trị-ngoại giao được ghi nhận bằng một hiệp định. Chính vì vậy, có thể coi Hội nghị Paris không chỉ là cuộc đàm phán thông thường mà còn là một "cuộc chiến không tiếng súng" của các nhà ngoại giao các bên; có ảnh hưởng rất lớn tới những kết quả cuối cùng của chiến cục năm 1972 cũng như đến toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam.[1]. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi Hội nghị Paris không chỉ là các cuộc đàm phán ngoại giao thông thường mà còn là một mặt trận. Mặt trận ấy không chỉ có ý nghĩa tuyên truyền cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của người Việt Nam mà còn đem lại sự xác nhận những kết quả của các cuộc đấu tranh vũ trang và chính trị trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Theo đánh giá của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì:Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền
Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968Kết quả quân sự của Chiến cục ở Việt Nam năm 1972 được ghi nhận tại các điểm b và c, Điều 3, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có ý nghĩa như một bước ngoặt lớn không chỉ đối với người Việt Nam mà còn đối với cả thế giới, trước hết là ba cường quốc: Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc. Nhà sử học Nga Ilya V. Gaiduk nhận xét: Đối với Moskva, sự chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam đánh dấu một giai đoạn mới trong chính sách đối ngoại của họ... chướng ngại vật đáng kể trên lộ trình hòa giải với phương Tây đã bị loại bỏ. Điều đó còn bao hàm một sự mềm dẻo hơn trong chính sách đối ngoại của Liên Xô đối với Trung Quốc... Xét về khía cạnh này, Chiến tranh Việt Nam là một bước ngoặt trong sự phát triển quan hệ quốc tế sau năm 1945 và là một phần mở đầu cho hai thập kỷ cuối của lịch sử Chiến tranh Lạnh.[3] Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: có lúc ném đá đi và có lúc phải nhặt đá về, có lúc ôm nhau và có lúc phải buông nhau ra.[4]. Giống như các cuộc xung đột quân sự trên chiến trường đã kéo dài đến năm thứ 18, các bên tham chiến đều thấy rằng đã đến lúc phải đi đến một kết quả nhất định được đánh dấu bằng những thỏa thuận chính trị-ngoại giao được ghi nhận theo trình tự của công pháp quốc tế. Tại buổi gặp riêng lần thứ 15 ngày 1 tháng 8 năm 1972 tại nhà riêng của đoàn Việt Nam tại phố Darthé (Paris), Kissinger đề nghị: "Chúng tôi đồng ý cần giải quyết vấn đề chính trị và vấn đề quân sự cùng với nhau".[5] Ông đã đưa ra một đề nghị mới gồm 12 điểm và cam đoan rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng mọi sự thảo thuận không những về tinh thần mà còn cả về lời văn. Với cố gắng san lấp hố ngăn cách giữa những bất đồng của hai bên, Hoa Kỳ chấp nhận hình thức căn bản đề nghị bảy điểm và hai điểm nói rõ thêm của phía Việt Nam; đồng thời sẵn sàng bảo đảm với các đồng minh của Việt Nam, gắn mối quan hệ quan trọng của Hoa Kỳ với Liên Xô và Trung Quốc vào thiện chí của Hoa Kỳ ở Việt Nam.[6]. Trong cuộc gặp riêng ngày 15 tháng 9 năm 1972; Lê Đức Thọ nêu một câu hỏi: "Ông có sẵn sàng đạt được một hiệp định về nguyên tắc đến một thời hạn nào đó không?". Kissinger trả lời: "Tôi thấy rằng không có điều gì bất lợi để ấn định một thời hạn cuối cùng trong lúc mà chúng ta chưa đưa thêm nhận nhượng nào".[5] Hai bên hẹn gặp lại vào ngày 26 và 27 tháng 9. Và đến ngày 8 tháng 10, phía Việt Nam đưa ra bản dự thảo "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam".

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị Thành Đô Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972 http://www.history.com/this-day-in-history/u-s-sou... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nhun... http://baophapluat.vn/an-ninh-quoc-phong/su-kien-v... http://baophapluat.vn/phap-luat-4-phuong/nguyen-va... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tha... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/14969902-.... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bi-mat-ve-chiec-ban...