Học_thuyết_Darwin
Học_thuyết_Darwin

Học_thuyết_Darwin

Học thuyết Darwin, hay Học thuyết tiến hóa của Darwin (tiếng Anh: Darwinism) là một học thuyết về tiến hóa sinh học được đề xướng chủ yếu bởi nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (1809–1882), cùng một số nhà nghiên cứu khác (như Thomas Huxley).[1] Theo học thuyết này, mọi loài sinh vật sinh ra không phải do Chúa, Trời hay Thần thánh, mà là xuất hiện và phát triển nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên. Trong quá trình này, những biến dị cá thể (nay gọi là biến dị di truyền) nhỏ nhặt, nếu làm tăng khả năng cạnh tranh, sinh tồn và sinh sản của cá thể thì sẽ được chọn lọc - với nội dung là: giữ lại, củng cố và tăng cường - trở thành đặc điểm thích nghi.[2][3]Ngay từ khi ra đời, học thuyết tiến hóa của Darwin đã chịu sự công kích dữ dội từ những nhóm phản đối, đặc biệt là các nhóm tôn giáo (Thiên Chúa giáo, Hồi giáo), bởi học thuyết này chỉ ra rằng loài người cũng chỉ là một sản phẩm của tiến hóa, là một giống loài như bao giống loài khác chứ không phải là "sáng tạo cao siêu, đặc biệt" của Thượng Đế như các tôn giáo này tin tưởng. Chúng được gọi là Các cuộc chống đối thuyết tiến hóa. Nhưng ngày nay, thuyết tiến hóa đã được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng khoa học.[4] Các nhà khoa học nhìn chung đã chấp nhận tiến hóa là một thực tế khoa học khi có rất nhiều Bằng chứng về tiến hóa đã được khám phá: việc quan sát thấy các quá trình tiến hóa đang diễn ra trong tự nhiên, các hóa thạch về chuỗi tiến hóa của các loài trong quá khứ do ngành cổ sinh vật học khám phá (tiêu biểu là việc tìm ra hóa thạch của một loạt các dạng người vượn Australopithecus, Homo habilis, Homo erectus - là bằng chứng cho thấy loài người thực sự đã tiến hóa từ vượn cổ), sự khám phá ra gien di truyền (ADN) của ngành di truyền học, và sự ra đời của Thuyết tiến hoá tổng hợp (đôi khi gọi là học thuyết Darwin mới)[5]Học thuyết này ban đầu bao gồm các khái niệm rộng hơn về đột biến loài hay về tiến hóa, thứ được giới khoa học nói chung công nhận một cách rộng rãi sau khi Darwin xuất bản cuốn Nguồn gốc các loài vào năm 1859, và nó còn bao gồm cả những khái niệm có từ trước khi học thuyết của Darwin ra đời. Nó sau đó ám chỉ cụ thể tới khái niệm về chọn lọc tự nhiên, rào cản Weismann, hay luận thuyết trung tâm.[6] Mặc dù thuật ngữ này thường được dùng để ám chỉ hoàn toàn tới tiến hóa sinh học nhưng những tín đồ của học thuyết sáng thế đã chiếm dụng nó để ám chỉ tới nguồn gốc sự sống, và nó thậm chí còn được áp dụng vào các khái niệm về vũ trụ học vật lý, cả hai đều không có mối liên hệ nào tới công trình của Darwin. Do đó nó được coi là niềm tin và sự chấp thuận những công trình của Darwin và những người tiền nhiệm của ông—thay vì những học thuyết khác, bao gồm cả luận cứ mục đích và nguồn gốc ngoài vũ trụ.[7][8]Nhà sinh vật học người Anh Thomas Henry Huxley đặt ra thuật ngữ Darwinism vào tháng 4 năm 1860.[9] Từ này được sử dụng để miêu tả các khái niệm về tiến hóa nói chung, bao gồm các khái niệm ban đầu được xuất bản bởi nhà triết học người Anh Herbert Spencer. Rất nhiều nhà đề xướng học thuyết Darwin vào thời điểm đó, bao gồm cả Huxley, đã có những dè dặt về tầm quan trọng của chọn lọc tự nhiên, và bản thân Darwin cũng có lòng tin vào cái mà sau này được gọi là học thuyết Lamac. Nhà sinh học tiến hóa người Đức theo học thuyết tân Darwin một cách tuyệt đối August Weismann đã có được một vài người ủng hộ vào cuối thế kỷ 19. Trong khoảng thời gian ước tính từ thập niên 1880 tới khoảng năm 1920, đôi lúc được gọi là "thời kỳ nhật thực của học thuyết Darwin," các nhà khoa học đã đề xuất những cơ chế tiến hóa thay thế khác nhau, thứ cuối cùng đã không trụ vững được. Sự phát triển của thuyết tổng hợp hiện đại vào đầu thế kỷ 20, kết hợp chọn lọc tự nhiên với di truyền học dân số và di truyền học Mendel, đã hồi sinh học thuyết Darwin dưới dạng được cập nhật hóa.[10]