Ninh_Thuận
Ninh_Thuận

Ninh_Thuận

Ninh ThuậnNinh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam.[2] Tỉnh lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía Bắc và cách Nha Trang 100 km theo đường Quốc lộ 1A và cách Đà Lạt 110 km theo đường Quốc lộ 27, đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.[3]Năm 2018, Ninh Thuận là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 58 về số dân, xếp thứ 57 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 45 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 10 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 611,8 nghìn dân[4], GRDP đạt 24.288 tỉ Đồng (tương ứng với 1,0549 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 39,7 triệu đồng (tương ứng với 1.724 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,25%.[5]Ngày 20 tháng 5 năm 1901, tỉnh Phan Rang được thành lập. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam thuộc tỉnh Bình Thuận. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận dự kiến sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập một tỉnh mới có tên là Thuận Lâm. Nhưng đến tháng 2 năm 1976, trung ương đã điều chỉnh việc sáp nhập cho sát với thực tế. Theo đó, các tỉnh Ninh Thuận, Bình ThuậnBình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải.[6] Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.[6]Trong sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam hay Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Ninh Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Đông Nam Bộ.[7][8] Một phần khác Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng Duyên hải miền Trung.[9]Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hòa Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17.

Ninh_Thuận

Biển số xe 85
Website Ninh Thuận
Đại biểu quốc hội 6
Chủ tịch HĐND Nguyễn Đức Thanh
Nông thôn 379.358 người (64,2%)
Tổng cộng 590.467 người[1]
Mã bưu chính 66xxxx
Tỉnh lỵ Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Diện tích 3.355,34 km²[1]
Thành lập
Mật độ 181 người/km²
Viện trưởng VKSND Nguyễn Tiến Hải
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Có khi được xếp vào Đông Nam Bộ)
Mã hành chính VN-36
Vị trí Ninh Thuận trên bản đồ Việt Nam
Vị trí Ninh Thuận trên bản đồ Việt Nam

Tỉnh Ninh Thuận
Chủ tịch UBND Lưu Xuân Vĩnh
Thành thị 211.109 người (35,8%)
Chánh án TAND Võ Văn Tiến
Phân chia hành chính 1 thành phố, 6 huyện
Trụ sở UBND Số 450 Đường Thống Nhất, Phường Mỹ Hương, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận
Mã điện thoại 0259
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Thanh
Dân tộc Kinh, Chăm, Raglai...