Hiến_pháp_Đế_quốc_Nhật_Bản
Hiến_pháp_Đế_quốc_Nhật_Bản

Hiến_pháp_Đế_quốc_Nhật_Bản

Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản (Kyūjitai: 大日本帝國憲法 Shinjitai: 大日本帝国憲法 (Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp), Dai-Nippon Teikoku Kenpō?), cũng được gọi là Hiến pháp Đế quốc, Hiến pháp Minh Trị hay Hiến pháp Đại Nhật Bản là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, do Thiên hoàng Minh Trị chủ trì dự thảo và ban hành vào ngày 11 tháng 2 năm 1889. Đây là Hiến pháp đầu tiên của châu Á. Để soạn thảo bản Hiến pháp này, năm 1882 Thiên hoàng Minh Trị đã gửi một phái đoàn do Itō Hirobumi (Y Đằng Bác Văn) đến các quốc gia ở châu Âu để tham khảo pháp luật của các quốc gia này. Cuối cùng nhóm khảo sát quyết định chọn hiến pháp của Phổ để làm khuôn mẫu cho hiến pháp tương lai của Nhật Bản.Bản Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản quy định rõ giới hạn của quyền hành pháp của Thiên hoàng Nhật Bản, đồng thời quy định cơ quan tư pháp độc lập với cơ quan hành pháplập pháp. Tuy nhiên nhiều điều khoản khá ư là mập mờ và mâu thuẫn với nhau. Chính vì vậy, những quan đại thần của triều đình và các thủ lĩnh đảng phái chính trị có thể hiểu và giải thích ý nghĩa của Hiến pháp theo hướng quân chủ toàn trị hay dân chủ tự do. Và chính cái mâu thuẫn giữa các thế lực tự do cùng các thế lực quân chủ đã thống trị chính trường của Đế quốc Nhật Bản.Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản được sử dụng làm kiểu mẫu cho Hiến pháp Ethiopia 1931 do Tekle Hawariat Tekle Mariyam soạn thảo. Cũng chính vì vậy mà những trí thức theo phái cấp tiến của Tekle Hawariat mang biệt danh là "trí thức Nhật học" (Japanizers).[1]Sau khi Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản được thay thế bằng một Hiến pháp Nhật Bản mới dân chủ hơn do phái đoàn của Douglas MacArthur soạn thảo.