Hiến_pháp_Nhật_Bản
Hiến_pháp_Nhật_Bản

Hiến_pháp_Nhật_Bản

Chủ đề Nhật Bản Chủ đề Chính trịHiến pháp Nhật Bản (Nihon-Koku Kenpō, 日本国憲法, Nhật Bản Quốc Hiến pháp) là một văn bản trên luật được thông qua và chính thức có hiệu lực năm 1947, được soạn ra nhằm dọn đường cho một chính quyền đại nghị cũng như cho phép bảo đảm các quyền cơ bản nhất của con người. Theo đó Thiên hoàng là "Biểu tượng của quốc gia, và cho sự hoà hợp của dân tộc", và chỉ có vai trò trong các buổi lễ quan trọng nơi mà ông phục vụ các nghi thức như một người đứng đầu quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào. Được biết đến với tên "Bản Hiến pháp hòa bình" của Nhật Bản và là một trong các bản Hiến pháp nổi tiếng bằng tuyên bố từ bỏ quyền phát động chiến tranh như được quy định trong Điều 9, và trong chừng mực nào đó, cho phép Nhật Bản theo đuổi một chính quyền pháp trị trong khi duy trì một nền quân chủ (lập hiến).Bản Hiến pháp được soạn thảo khi Nhật Bản còn được điều hành bởi lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với dự tính thay thế Hệ thống quân chủ chuyên chế trong tay chính quyền quân phiệt với một Thể chế dân chủ đại nghị. Hiện bản Hiến pháp này chưa trải qua bất kì sự chỉnh sửa nào kề từ khi được chấp thuận thông qua.

Hiến_pháp_Nhật_Bản

Đại cử tri đoàn Không
Định lý phân quyền Đơn nhất
Lập pháp đầu tiên 20 tháng 4 năm 1947 ( HC)
25 tháng 4 năm 1947 ( HR)
Quyền hạn Nhật Bản
Người ký Thiên hoàng Chiêu Hòa
Điều hành đầu tiên 24 tháng 5 năm 1947
Hệ thống Thể chế đại nghị thống nhất
trên thực tế[1] Quân chủ lập hiến
Trụ sở 3
Địa điểm Cục lưu trữ quốc gia Nhật Bản
Nguyên thủ quốc gia Không được quy định trong hiến pháp.[2] Thiên hoàng là "biểu tượng của Nhà nước và sự thống nhất của nhân dân", nhưng có thể thực hiện nhiều chức năng của một nguyên thủ quốc gia.[1]
Quyền hành Nội các, đứng đầu là Thủ tướng
Tiêu đề gốc 日本国憲法
Người tạo GHQ đồng minh và các thành viên của Đế quốc Nghị hội
Tòa án đầu tiên 4 tháng 8 năm 1947
Hiệu lực 3 tháng 5 năm 1947
Phê chuẩn 3 tháng 11 năm 1946
Tư pháp Tòa án tối cao
Thay thế Hiến pháp Minh Trị