Chủ_nghĩa_toàn_trị

Danh sách các thể chế nhà nước
Chủ nghĩa toàn trị (tiếng Anh: totalitarianism) là một thuật ngữ được sử dụng bởi những nhà khoa học chính trị, đặc biệt là những người trong lĩnh vực chính trị so sánh, để mô tả một chính thể trong đó nhà nước áp đặt chế độ chuyên chế (authoritarian regime), mà muốn quy định tất cả mọi hành vi cá nhân và công cộng trên mọi khía cạnh bằng áp chế và đàn áp.[1]Những học giả có ảnh hưởng nhất về chủ nghĩa toàn trị, như Karl Popper, Hannah Arendt, Carl Friedrich, Zbigniew Brzezinski, và Juan Linz đều mô tả mỗi người một cách hơi khác nhau. Điểm chung của tất cả các định nghĩa là sự cố gắng động viên toàn thể dân chúng trong việc hỗ trợ hệ tư tưởng của nhà nước và sự không khoan nhượng đối với những hoạt động không hướng về mục tiêu của nhà nước kèm theo trấn áp, hoặc là sự kiểm soát toàn diện các cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp, công an, quân đội...); sự điều khiển của nhà nước đối với các tổ chức quần chúng như công đoàn lao động, các cơ quan truyền thông đại chúng, các cơ sở học thuật, các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, các tổ chức chính trị như là các đảng phái chính trị. Các chế độ toàn trị duy trì quyền lực chính trị bằng các công cụ như cảnh sát mật, các biện pháp tuyên truyền được gieo rắc qua các phương tiện truyền thông, các quy định và các hạn chế tự do ngôn luận, việc sử dụng sự giám sát bằng truyền thông và việc sử dụng phổ biến các chiến thuật khủng bố. Các quốc gia cộng sản, các chế độ độc tài quân sự, quân chủ chuyên chế đều là các thể chế toàn trị theo cách định nghĩa này.Thường thì cả Chủ nghĩa Quốc xã lẫn chủ nghĩa Stalin được xem là các chế độ độc tài toàn trị.[1]