Đại_hãn_quốc_Mông_Cổ
Đại_hãn_quốc_Mông_Cổ

Đại_hãn_quốc_Mông_Cổ

Đại hãn quốc Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: ᠣᠯᠠᠨ᠎ᠠ
ᠡᠷᠭᠦᠭ᠍ᠳᠡᠭᠰᠡᠨ
ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ
ᠤᠯᠤᠰ, chữ Mông Cổ: Олноо Өргөгдсөн Монгол улс) là chính phủ Mông Cổ (Ngoại Mông Cổ) giữa năm 1911 và 1919, và một lần nữa từ 1921 tới 1924. Vào mùa xuân năm 1911, một số quý tộc Mông Cổ nổi bật bao gồm Hoàng thân Tögs-Ochiryn Namnansüren đã thuyết phục Jebstundamba Khutukhtu triệu tập một cuộc họp của quý tộc và các quan chức giáo hội để thảo luận về sự độc lập khỏi Trung Hoa dưới thời nhà Thanh do người Mãn lãnh đạo. Ngày 30 tháng 11 năm 1911 người Mông Cổ thành lập Chính phủ Lâm thời Khalkha. Vào ngày 29 tháng 12 năm 1911, người Mông Cổ tuyên bố độc lập khỏi đế quốc nhà Thanh đang sụp đổ sau cuộc cách mạng Tân Hợi. Họ lập nên chủ quyền thần quyền thứ 8 Bogd Gegeen, cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Phật giáo Tây Tạng ở Mông Cổ, người nắm giữ danh hiệu Đại hãn quốc hay "Người cai trị Thiêng".[2] Đại hãn quốc là khả hãn cuối cùng của Mông Cổ. Điều này mở ra thời kỳ "Mông Cổ Thần quyền",[3] cũng gọi là Đại hãn quốc[4]Ba dòng chảy lịch sử đang hoạt động trong thời kỳ này. Thứ nhất là nỗ lực của người Mông Cổ để hình thành nên một nhà nước độc lập, dân chủ bao gồm Nội Mông, Barga (cũng gọi là Hulunbuir), Thượng Mông Cổ, Tây Mông CổTannu Uriankhai. Thứ hai là quyết tâm của Đế quốc Nga đạt được mục tiêu kép của việc thiết lập sự nổi trội của chính mình ở đất nước này, đồng thời đảm bảo quyền tự trị của Mông Cổ trong một quốc gia mới độc lập của Trung Quốc. Thứ ba là thành công cuối cùng của Trung Quốc trong việc loại bỏ quyền tự trị Mông Cổ và tạo chủ quyền cho đất nước.

Đại_hãn_quốc_Mông_Cổ

Đơn vị tiền tệ Lạng, Đô la Mông Cổ
• 1919–1920 Gonchigjalzangiin Badamdorj
• 1912–1915 Tögs-Ochiryn Namnansüren
Thời kỳ Thế kỉ XX
• 1911–1924 Triết Bố Tôn Đan Ba - Chí Tôn Bảo Vương
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Mông Cổ
• Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ 26 tháng 12 1924
Thủ đô Niislel Khüree (nay là Ulaanbaatar)
Chính phủ Thần quyền[1] quân chủ tuyệt đối
Tôn giáo chính Phật giáo Tây Tạng, Shaman giáo
Vị thế Quốc gia địa phương của Đại Thanh (1911–1912) và Trung Quốc (1919–1921)
Quốc gia không được công nhận[note 1]
• Chiếm đóng Mông Cổ 1919–1921
Mã ISO 3166 MN
Thủ tướng  
Đại Hãn