Thiết_giáp_hạm
Thiết_giáp_hạm

Thiết_giáp_hạm

Thiết giáp hạm (tiếng Anh: battleship) là một loại tàu chiến lớn được bọc thép dày với dàn hỏa lực chính bao gồm pháo có cỡ nòng rất lớn (trên 300mm). Thiết giáp hạm là loại tàu to hơn, được trang bị vũ khí mạnh hơn và có vỏ giáp tốt hơn so với tàu tuần dươngtàu khu trục. Là những tàu chiến vũ trang lớn nhất của hạm đội, thiết giáp hạm thường được sử dụng để chiếm lấy quyền kiểm soát mặt biển và là đại diện cho đỉnh cao sức mạnh hải quân của một quốc gia trong giai đoạn từ thế kỷ XIX cho đến Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ không quân, ngư lôitên lửa có điều khiển, các khẩu pháo siêu lớn của thiết giáp hạm đã trở nên không cần thiết, thiết giáp hạm ngày càng mất đi vai trò cần thiết trong tác chiến hải quân và dần bị loại bỏ. Kết quả là cho đến cuối thế kỷ 20, không còn chiếc thiết giáp hạm nào được sử dụng trong quân đội thường trực.[Ghi chú 1]Việc thiết kế thiết giáp hạm được tiến triển qua việc tích hợp và ứng dụng nhiều tiến bộ về kỹ thuật. Tên tiếng Anh battleship được dùng để mô tả một kiểu tàu chiến bọc sắt được cải tiến, mà sau này được gọi là thiết giáp hạm tiền-dreadnought. Đến năm 1906, việc đưa ra hoạt động chiếc HMS Dreadnought báo trước một cuộc cách mạng về thiết kế đến mức những thiết giáp hạm ra đời sau nó được gọi là những "dreadnought".Thiết giáp hạm từng là biểu trưng của sự thống trị hải quân và là sức mạnh của một quốc gia, và trong nhiều thập niên chúng là những yếu tố quan trọng trong cả chiến lược quân sự lẫn ngoại giao.[1] Cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu trong việc chế tạo thiết giáp hạm vốn đã bắt đầu từ cuối Thế kỷ XIX và càng trầm trọng hơn với sự ra đời của Dreadnought là một trong những nguyên nhân đưa đến Chiến tranh Thế giới thứ nhất, chứng kiến cuộc đối đầu giữa các hạm đội lớn trong trận Jutland. Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 cùng các thỏa thuận tiếp theo trong những năm 1930 đã thành công trong việc giới hạn số lượng và tải trọng của thiết giáp hạm, nhưng không thể ngăn cản sự tiến triển trong thiết kế. Cả hai phe Đồng MinhPhe Trục đều đưa ra hoạt động những thiết giáp hạm cũ và mới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.Giá trị của những chiếc thiết giáp hạm từng bị nghi ngờ, ngay cả vào thời kỳ thịnh hành của chúng.[2] Trận Tsushima (1905) là cuộc đối đầu quyết định duy nhất giữa hai hạm đội tàu chiến bọc thép; và ngoại trừ trận Jutland (1916) không có tính quyết định, ít có những cuộc đối đầu trực tiếp giữa các thiết giáp hạm. Cho dù có pháo lớn và vỏ giáp dày, thiết giáp hạm ngày càng trở nên mong manh trước các phương tiện vũ khí nhỏ và rẻ tiền hơn; thoạt đầu là ngư lôithủy lôi, rồi sau đó là máy baytên lửa điều khiển.[3] Nhược điểm chính của thiết giáp hạm là cự ly tấn công bị giới hạn ở mức dưới 40 km (là tầm bắn của hải pháo trên tàu), cự ly này đã bị vượt qua bởi máy bay, ngư lôitên lửa. Kết quả là Tàu sân bay với cự ly tấn công hàng trăm km đã thay thế cho thiết giáp hạm ở vai trò tàu chiến chủ lực trong Thế Chiến II, với chiếc thiết giáp hạm cuối cùng HMS Vanguard được hạ thủy vào năm 1944. Thiết giáp hạm được Hải quân Hoa Kỳ giữ lại trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh chỉ với vai trò hỗ trợ hỏa lực; và những chiếc thiết giáp hạm cuối cùng được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2006.[4]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiết_giáp_hạm http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/P... http://www.chuckhawks.com/super_battleships_projec... http://www.combinedfleet.com/b_fire.htm http://www.combinedfleet.com/baddest.htm http://www.global-defence.com/1997/DefencePower.ht... http://vdict.com/battleship,1,0,0.html http://www.congress.gov/cgi-bin/cpquery/?sel=DOC&&... http://www.gpoaccess.gov/serialset/creports/pdf/hr... http://archive.is/20120710113839/findarticles.com/... http://www.chinfo.navy.mil/navpalib/ships/battlesh...