Trận_Nam_Kinh
Trận_Nam_Kinh

Trận_Nam_Kinh

Quân Nhật chiến thắngSố liệu của Trung Quốc: 6,000–10,000 người chết và bị thương[5]Trận Nam Kinh diễn ra vào đầu tháng 12 năm 1937, là một phần của cuộc chiến tranh Trung – Nhật. Quốc dân Cách mệnh quânLục quân Đế quốc Nhật Bản giao chiến với nhau để giành quyền kiểm soát Nam Kinh lúc bấy giờ là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc.Sau khi chiến tranh Trung – Nhật bùng nổ ra vào tháng 7 năm 1937, chính phủ Nhật Bản lúc đầu muốn kìm hãm giao tranh và tìm cách giải quyết thông qua đàm phán. Tuy nhiên, sau khi giành chiến thắng ở trận Thượng Hải, tư tưởng bành trướng đã lan rộng khắp bộ chỉ huy quân đội Nhật Bản. Người Nhật quyết định phát động chiến dịch đánh chiếm Nam Kinh vào ngày 1 tháng 12 cùng năm. Tướng Matsui Iwane, chỉ huy của Phương diện quân Trung tâm Trung Quốc, là người chịu trách nhiệm chiến dịch lần này. Ông tin rằng việc chiếm được Nam Kinh sẽ buộc Trung Quốc phải đầu hàng và kết thúc cuộc chiến. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tưởng Giới Thạch cuối cùng quyết định bảo vệ thành phố, giao cho Đường Sinh Trí chỉ huy Lực lượng Đồn trú Nam Kinh. Lực lượng này là một quân đoàn tổ hợp gấp rút dân quân địa phương và tàn quân Trung Quốc từng chiến đấu ở Thượng Hải.Binh lính Nhật hành quân từ Thượng Hải đến Nam Kinh với tốc độ chóng mặt và nhanh chóng đánh bại các ổ kháng chiến của quân Trung Quốc. Đến ngày 9 tháng 12, quân Nhật đã đến được phòng tuyến cuối cùng tên là Phú Khoác (复廓), phía sau tuyến phòng thủ là những bức tường thành kiên cố. Vào ngày 10 tháng 12, Matsui ra lệnh tổng tấn công Nam Kinh và sau chưa đầy 2 ngày giao tranh dữ dội, Tưởng Giới Thạch quyết định từ bỏ thành phố. Trước khi rút lui, Đường Sinh Trí ra lệnh cho quân mình phá vòng vây của quân Nhật nhưng lúc này, Nam Kinh đã bị bao vây gần hết và hệ thống phòng thủ đang dần bị tan vỡ. Hầu hết các đơn vị quân đội của Đường chỉ đơn giản là suy sụp, binh lính vứt bỏ hết vũ khí và quân phục trên đường phố với hi vọng có thể trà trộn vào dân thường.Sau khi chiếm được thành phố, quân Nhật tiến hành tàn sát các tù nhân chiến tranh của Trung Quốc, sát hại dân thường và thực hiện những hành vi cướp phá, hãm hiếp trong sự kiện gọi là Thảm sát Nam Kinh. Mặc dù thắng lợi về quân sự lúc bấy giờ khiến cho Nhật Bản cảm thấy phấn chấn và bạo dạn hơn, nhưng cuộc thảm sát ngay sau đó đã làm hủy hoại thanh danh của họ trong mắt quốc tế. Trái với dự đoán của Matsui, Trung Quốc không đầu hàng và cuộc chiến tranh Trung – Nhật tiếp tục kéo dài thêm 8 năm.

Trận_Nam_Kinh

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian1 tháng 12 – 13 tháng 12 năm 1937
Địa điểm
Nam Kinh và khu vực xung quanh
Kết quả

Quân Nhật chiến thắng

Kết quả

Quân Nhật chiến thắng

Kana なんきんせん
Phồn thể 南京保衛戰
Thời gian 1 tháng 12 – 13 tháng 12 năm 1937
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–Giles
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữNánjīng Bǎowèi Zhàn
Wade–GilesNan2-ching1 Pao3-wei4 Chan4
Địa điểm
Nam Kinh và khu vực xung quanh
Nghĩa đen Nam Kinh bảo vệ chiến
Bính âm Hán ngữ Nánjīng Bǎowèi Zhàn
Wade–Giles Nan2-ching1 Pao3-wei4 Chan4
Chuyển tựRōmaji
Chuyển tự
RōmajiNankin-sen
Kanji 南京戦
Rōmaji Nankin-sen
Giản thể 南京保卫战

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Nam_Kinh http://jds.cass.cn/UploadFiles/zyqk/2010/12/201012... http://www.njrd.gov.cn/jlzg/201502/t20150202_31836... http://www.ibiblio.org/hyperwar/PTO/IMTFE/IMTFE-8.... http://thenankingmassacre.org/2015/07/03/from-shan... http://thenankingmassacre.org/2015/07/04/what-west... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=38 https://web.archive.org/web/20150709222256/http://... https://web.archive.org/web/20150721163202/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Battle...