Thảm_sát_Nam_Kinh
Thảm_sát_Nam_Kinh

Thảm_sát_Nam_Kinh

Bản mẫu:Thảm sát Nam KinhThảm sát Nam Kinh, cũng thường được gọi là vụ "Cưỡng hiếp Nam Kinh", là một tội ác chiến tranh do quân đội Nhật Bản tiến hành bên trong và xung quanh Nam Kinh, Trung Quốc sau khi thành phố này rơi vào tay Quân đội Thiên hoàng Nhật Bản ngày 13 tháng 12 năm 1937. Thời gian diễn ra cuộc thảm sát vẫn chưa được biết rõ, dù bạo lực đã kết thúc trong vòng sáu tuần, cho tới đầu tháng 2 năm 1938.Trong khi chiếm đóng Nam Kinh, quân đội Nhật Bản đã thực hiện nhiều hành động tàn ác như hãm hiếp, cướp bóc, đốt phá và hành quyết tù binh chiến tranh cũng như thường dân. Tuy những vụ hành quyết diễn ra trong bối cảnh nhiều binh lính Trung Quốc giả dạng làm thường dân, một số lớn dân thường vô tội đã bị quy là các chiến binh địch và bị giết hại, hay đơn giản bị giết ở bất kỳ hoàn cảnh nào có thể. Một số lớn phụ nữ và trẻ em cũng bị giết hại, khi những vụ hãm hiếp và giết người ngày càng lan rộng ở cả những vùng ngoại ô Nam Kinh.Con số thương vong cụ thể là một chủ đề được bàn cãi hết sức gay gắt giữa các nhà nghiên cứu. Các ước tính từ 40.000 lên đến 300.000 người. Con số 300.000 người lần đầu tiên được Harold Timperly, một nhà báo tại Trung Hoa trong thời gian này đưa ra vào tháng 1 năm 1938. Con số này có lẽ bao gồm cả những người bị thảm sát ở những vùng xung quanh thành phố Nam Kinh trong thời gian chiếm đóng của Nhật Bản.Các ước tính khác đến từ tuyên bố của Quân đội Thiên hoàng Nhật Bản tại Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông rằng số người chết đều là binh sĩ và rằng những hành động hung bạo như vậy không hề xảy ra, cho tới lời kể của những nhân chứng phương Tây tại Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông, những người đã tận mắt chứng kiến những thường dân bị giết hại và những phụ nữ bị hãm hiếp bởi binh sĩ Nhật Bản, cho tới tuyên bố của Trung Quốc cho rằng số lượng người không phải là binh lính thiệt mạng lên tới 300.000.Nhiều người thiên về tin con số thương vong cao một phần bởi vì có nhiều bằng chứng phim ảnh về những thân thể phụ nữ, trẻ em bị chém giết, cũng như thành công thương mại của cuốn sách vụ Cưỡng hiếp Nam Kinh của Iris Chang, một lần nữa thu hút sự chú ý của mọi người tới sự kiện.Ngoài số lượng nạn nhân, một số nhà phê bình Nhật Bản thậm chí đã tranh luận về việc liệu vụ thảm sát có thực sự xảy ra. Trong khi Chính phủ Nhật Bản đã thừa nhận vụ việc thật sự đã xảy ra, những người cực đoan đã trưng ra lý lẽ của mình bắt đầu bằng những tuyên bố của Quân đội Thiên hoàng tại Toà án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông rằng số người chết đều thuộc quân đội và những hành động thù địch với dân thường không hề xảy ra. Tuy nhiên, một số lượng khổng lồ các bằng chứng đã chống lại luận điểm đó. Sự tồn tại của vụ việc đã nhiều lần được khẳng định thông qua những lời tuyên bố của các chứng nhân phương Tây tại Toà án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông cũng như của những người đã tận mắt chứng kiến các thường dân bị thảm sát và phụ nữ bị binh lính Nhật hãm hiếp. Nhiều bộ sưu tập ảnh về các xác chết phụ nữ và trẻ em Trung Quốc hiện cũng đang tồn tại. Những tìm kiếm khảo cổ học gần đây càng ủng hộ lý lẽ về sự thực của vụ thảm sát.Việc lên án vụ thảm sát là một vấn đề trọng tâm của chủ nghĩa Quốc gia Trung Quốc đang bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, tại Nhật Bản ý kiến công chúng về sự thảm khốc của cuộc thảm sát vẫn còn chia rẽ – điều này được minh chứng qua sự thực rằng trong khi một số nhà bình luận Nhật Bản gọi nó là vụ 'Tàn sát Nam Kinh' (南京大虐殺, Nankin daigyakusatsu), những người khác lại sử dụng một thuật ngữ mềm mại hơn vụ 'Sự kiện Nam Kinh' (南京事件, Nankin jiken). Sự kiện tiếp tục là một trong tâm chú ý và tranh cãi trong quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản.

Thảm_sát_Nam_Kinh

Thời gian 13 tháng 12 năm 1937 – tháng 1 năm 1938
Địa điểm Nam Kinh, Trung Quốc
Kết quả
  • 50,000–300,000 người chết (nguồn chính)[1][2]
  • 40,000–300,000 người chết (đồng thuận học thuật)[3]
  • 300,000 người chết (chính phủ Trung Quốc, đồng thuận học thuật ở Trung Quốc)[4][5][6]
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian13 tháng 12 năm 1937 – tháng 1 năm 1938
Địa điểmNam Kinh, Trung Quốc
Kết quả
  • 50,000–300,000 người chết (nguồn chính)[1][2]
  • 40,000–300,000 người chết (đồng thuận học thuật)[3]
  • 300,000 người chết (chính phủ Trung Quốc, đồng thuận học thuật ở Trung Quốc)[4][5][6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảm_sát_Nam_Kinh http://jds.cass.cn/UploadFiles/2010/11/20101104101... http://www.china.com.cn/english/2003/Dec/83437.htm http://neverforget.sina.com.cn/ http://www.hprc.org.cn/pdf/DSZI200603018.pdf http://www.modernchina.org.cn/UploadFiles/zyqk/201... http://ocn.amikai.com/amiweb/browser.jsp?f_color=0... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/402618 http://edition.cnn.com/2005/WORLD/asiapcf/08/24/ch... http://www.cnn.com/WORLD/9609/23/rare.photos/ http://www.geocities.com/nankingatrocities/Fall/fa...