Hán_ngữ_tiêu_chuẩn
Hán_ngữ_tiêu_chuẩn

Hán_ngữ_tiêu_chuẩn

Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn Malaysia
Tiếng Trung Quốc tiêu chuẩn hay tiếng Hán tiêu chuẩn (tiếng Trung: 現代標準漢語, âm Hán Việt: Hiện đại tiêu chuẩn Hán ngữ)[3]phương ngôn Hán ngữ được tiêu chuẩn hóa, đóng vai trò là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Trung Quốc, là ngôn ngữ chính thức de facto tại Đài Loan. Đây cũng là một trong 4 ngôn ngữ chính thức tại Singapore và là một trong các ngôn ngữ chính thức tại Malaysia.Cách phát âm của tiếng Trung Quốc tiêu chuẩn dựa trên tiếng Bắc Kinh, nhưng từ vựng được lấy rộng khắp từ các phương ngữ được nói ở miền Bắc, Trung và Tây Nam của Trung Quốc (là khu vực đa dạng các phương ngữ được biết đến dưới tên chung là Quan thoại). Ngữ pháp của tiếng Trung Quốc tiêu chuẩn dựa trên các tác phẩm văn học hiện đại xác định nên bạch thoại (dạng văn viết tiếng Hán dựa trên văn nói hiện đại).Như các phương ngôn khác, Hán ngữ tiêu chuẩn là ngôn ngữ có thanh điệu được tổ chức thiên chủ đề và là ngôn ngữ chủ-động-tân. So với các phương ngôn miền nam, Hán ngữ tiêu chuẩn có nhiều phụ âm đầu hơn và ít nguyên âm, phụ âm cuối và thanh điệu hơn. Bởi việc hiện hữu của nhiều từ ghép, Hán ngữ tiêu chuẩn là ngôn ngữ phân tích tính.Tiếng Trung Quốc tiêu chuẩn tại Trung Quốc đại lục được gọi là tiếng Phổ thông (普通話 Phổ thông thoại), tại Đài Loan được gọi là Quốc ngữ (國語), tại Singapore và nhiều nơi khác tại Đông Nam Á được gọi là tiếng Hoa (華語 Hoa ngữ). Bên cạnh một số khác biệt về phát âm và từ vựng, Phổ thông thoại được viết bằng chữ Hán giản thể (cùng với bính âm cho việc giảng dạy) trong khi Quốc ngữ được viết bằng chữ phồn thể (chú âm phù hiệu cho việc học tập).

Hán_ngữ_tiêu_chuẩn

Dạng ngôn ngữ kí hiệu Wenfa Shouyu[1]
Ngôn ngữ chính thức tại  Trung Quốc
 Đài Loan
 Singapore

 Malaysia

Ngõa Bang, Myanmar
    
Phân loại Hán-Tạng
Quy định bởi Ủy ban điều chỉnh ngôn ngữ quốc gia[2]
 Đài Loan Ủy ban ngôn ngữ quốc gia
Hệ chữ viết Chữ Hán phồn thể
Chữ Hán giản thể
Hệ thống chữ nổi tiếng Hoa đại lục
Hệ thống chữ nổi Đài Loan
Hệ thống chữ nổi tiếng Hoa hai hàng
Sử dụng tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Singapore