Trình_(họ)

Trình là một họ của người châu Á. Họ này có mặt ở Việt Nam, Trung Quốc (chữ Hán: 程, Bính âm: Cheng) và Triều Tiên (Hangul: 정, Romaja quốc ngữ: Jeong). Trong danh sách Bách gia tính họ này chỉ đứng thứ 133 nhưng người mang họ Trình đông thứ 33 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2006. Vua XiêmTaksin vốn cũng là một người gốc Hoa mang họ Trình, tên gốc của ông là Trình Quốc Anh. Ở Việt Nam, họ Trần có thời gian phải đổi sang họ Trình vì lý do lịch sử.[1]Phả hệ họ Trình ở Việt Nam:- Đền Đồng Xâm và Hoàng Hậu Trình Thị Lan Nương.Đền thờ Triệu Vũ Vương và Hoàng hậu là một quần thể di tích có quy mô hoành tráng, rộng lớn nay thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đền thờ Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) và phu nhân Trình Thị (tên đầy đủ là Trình Thị Lan Nương) người làng Đồng Xâm, Hoàng hậu của nhà Triệu nước Nam Việt .Năm 1990, đền được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.Trung tâm của cụm di tích đền Đồng Xâm là một tổng thể kiến trúc đồ sộ với gần 10.000m2 xây dựng với nhiều công trình kiến trúc như vọng lâu, thuỷ toạ, hoành mã, sân tế (sân chầu), toà Tiền tế, phương đình (tức tòa Trung tế), toà điện thờ, hậu cung, nhà thờ tổ nghề chạm bạc Nguyễn Kim Lâu...Hậu cung đặt tượng Triệu Vũ Đế và Hoàng hậu Trình thị, cỡ tượng to tương đương người thật và đều được đúc bằng đồng khảm vàng, bạc, thiếp bạc...Lễ hội được tổ chức từ mồng 1-3 tháng 4 Âm lịch. Mở đầu lễ hội là đám rước bà Trình thị lên đền Đức thánh Triệu vào chiều 30 tháng 3 âm lịch. Sau khi tế, người ta rước tượng Đức bà lên kiệu về đền, tới đền, tượng Đức bà được đặt bên cạnh tượng Đức thánh Triệu trong suốt mấy ngày hội. Hội tan, dân làng lại tổ chức rước bà hoàn cung.- Chỉ huy sứ đại tướng Trình Đô (502-545) Trình Đô là vị tướng của Lý Nam Đế, quê ở quận Cửu Chân (Thanh Hoá). Vì chưa có con trai nên Trình Đoan (bố Trình Đô) đem con người em tên là Tam Cô về nuôi, sau đó mới sinh ra Trình Đô vào giờ Sửu ngày 13 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (502). Lý Bí phong cho ông làm chỉ huy sứ đại tướng quân. Ông đã từng đi kinh lý qua Yên Bệ, Yên Vĩnh, thấy phong cảnh đẹp bèn lập trại đón quân để phò vua chống giặc. Vào mùa hạ năm 545, trong trận chiến với quân Lương, quân Trình Đô tan vỡ. Để không sa vào tay kẻ thù, Trình Đô và Tam Cô để nguyên áo giáp, gieo mình tự vẫn ngày 15 tháng 6 năm Ất Sửu (545) trên dòng sông Lễ Khê (vùng Hoài Đức ngày nay).Đình Hai ThônNgôi đình chung của hai thôn Yên Bệ và Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.Đình thờ Trình Đô và Tam Cô là 2 vị tướng của Lý Nam Đế, có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương, bảo vệ đất nước Vạn Xuân đầu thế kỷ VI.Hàng năm, đình tổ chức lễ hội vào ngày 4, 12, 13 tháng Giêng và 15/6, 13/10. trong các dịp này, nhân dân thường tổ chức các trò vui chơi, giải trí mang ý nghĩa lịch sử. Ngôi đình Yên Bệ - Yên Vĩnh còn lại đến nay là một di tích hiếm hoi có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương vào thế kỷ VI ở vùng Hà Nội, Hà Tây. Đình đã được xếp hạng là di tích lịch sử vào năm 1989.Tài liệu: "Đinh Triều Trung thần TrìnhTướng công phả lục" ghi rằng vào thời Tam Quốc phân tranh Ông Trình Đức Khư làm mưu sĩ dưới trướng Tôn Quyền Thời Nhà Đông Ngô. Ông Trình Đạo là cháu đời thứ năm của ông của Ông Trình Đức Khư tránh loạn và sang Đại Việt sau đó định cư và lấy bà Trần Thị Lan người Trang Trung Lập Phủ Lôi Dương đạo Hải Dương.(Theo chúng tôi Lôi Dương lúc đó thuộc Phủ Thiệu Thiên nay là huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa).Người cháu nội là Ông Trình Đạt lấy bà Đặng Thị Huy người Trang Trung Lậplà người rất hiếu kính được khen là Hiền phụ. Một hôm bà nằm mộng thấy một người con trai tay trái ôm mặt trời, tay phải ôm Mặt Trăng từ trên trời giáng xuống bảo bà rằng: "Ta là Đồng tử ở Thượng giới, vâng mệnh xuống làm con nhà bà" nói rồi chui vào bụng. Bà Đặng Thị Huy vừa mừng vừa no Bà nói lại với ông Trình Đạt về giấc mơ. Sau đó bà mang thai. Đến ngày 7 tháng 1 năm sau bà sinh ra một người con trai có khuôn mặt tròn trĩnh khôi ngô tuấn tú, vóc dáng cao lớn lạ thường ông bà nhớ lại giấc mơ Ông Trình Đạt nói: "Như vậy Mặt Trăng và mặt trời đều chiếu sáng nếu ghép vào nhau sẽ thành chữ Minh" và đặt tên cho con là Minh gọi là Trình Minh. Năm 14 tuổi Trình Minh theo học Hoàng Tiên Sinh. Văn chương hơn hẳn mọi người, tinh thông võ nghệ được bạn bè kính phục khen là Thần Đồng. Năm 20 tuổi Ông Trình Đạt và bà Đặng Thị Huy theo nhau mà từ trần. Lúc ấy là loạn 12 sứ quân, Trình Minh tránh loạn và cư trú ở vùng Nga Tống.Ở trong Trang Thạch Lỗi có một khu đất mới lập hoang sơ ông đã khai phá thành trang trại lấy tên là Xuyết Khu,ở đó chỉ có vài nhà Họ Mai mà thôi.Ông kết nghĩa thâm giao với họ Mai để lập nghiệp,dạy học, dạy cách nuôi trồng và được mọi người quý trọng. Ông Trình Minh là người tinh thông mưu lược. Khi nghe tin Đinh Bộ Lĩnh khởi binh ở Động Hoa Lư, ông cùng nhân dân Xuyết khu đến yết kiến Đinh Bộ Lĩnhvà được cử làm Mưu sĩ kiêm việc Đổng Nhung coi sóc việc quân cơ ở ngoài và đem quân đi dẹp loạn. Bình định được 12 sứ quân, năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế. Xét công lao nhà Vua phong cho ông làm Minh Tự Khanh cho huyện Nga Sơn làm thực ấp. Ông lập nhiều công lớn như cứu Thái Tử con vua Đinh Tiên Hoàng. Nhưng do Triều đình nhà Đinh lúc bấy giờ có nhiều loạn thần Ông Trình Minh khuyên can không được từ quan dời về quê sinh sống tại Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá ngày nay. Nhiều lần triều đình có mời Ông về giúp Triều chính nhưng ông nhất định không nghe. Ông sinh hạ được 3 người con trai và một người con gái đó là: Thế Chân, Thế Thành, Thế Yên, Thị Duyệt và con nuôi là Bùi Lới. Ông tạ thế ngày 10 tháng 3 âm lịch hưởng thọ 74 tuổi. Nhân dân trong vùng nhận thấy công lao to lớn của ông đã lập đền thờ tôn ông là Thành Hoàng. Đền thờ Tướng công Trình Minh trên một quả đồi ở Thôn Ngọc Chuế,xã Hà Châu, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá đã được nhà nước công nhận di tích lịch sử quốc gia. Tại đây hàng năm Ban liên lạc tộc họ toàn quốc tổ chức giỗ tổ họ Trình vào ngày 10-3 AL.