Tiếng_Thụy_Điển_cổ

Tiếng Thụy Điển cổ (tiếng Thụy Điển hiện đại: fornsvenska) là tên chung của 2 phiên bản tiếng Thụy Điển được nói vào khoảng thời Trung Cổ: tiến Thụy Điển sớm (Klassisk fornsvenska), được nói khoảng năm 1225-1375, và tiếng Thụy Điển muộn (Yngre fornsvenska), nói từ 1375-1526.[1]Tiếng Thụy Điển cổ được phát triển từ phương ngữ Đông Bắc Âu cổ, phương ngữ phía đông của tiếng Bắc Âu cổ. Các hình thức sớm nhất của tiếng Thụy Điển và tiếng Đan Mạch, được nói giữa những năm 800 và 1100 là tiểu phương ngữ của phương ngữ Đông Bắc Âu và được gọi là tiếng Thụy Điển Rune và tiếng Đan Mạch Rune, bởi vì lúc đó tất cả các văn bản được viết bằng bảng chữ cái Rune. Sự khác biệt giữa chúng chỉ là rất nhỏ, tuy nhiên, chúng bắt đầu tách nhau khoảng thế kỉ XII và trở thành tiếng Thụy Điển cổ và tiếng Đan Mạch cổ.Ngữ pháp tiếng Thụy Điển khác biệt đáng kể so với tiếng Thụy Điển hiện đại (3 giống danh từ thay vì 2 giống ngày nay,...). Danh từ, tính từ, và số nhiều được biến cách trong bốn cách: chủ cách, sở hữu cách, tặng cách và đối cách.

Tiếng_Thụy_Điển_cổ

Glottolog Không có
Phân loại Ấn-Âu
Khu vực Thụy Điển, Phần Lan và Åland
Hệ chữ viết Latinh, Rune