Thống_nhất_Triều_Tiên
Thống_nhất_Triều_Tiên

Thống_nhất_Triều_Tiên

 Cổng thông tin Hàn QuốcThống nhất Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 통일, 統一) là giả thuyết đề cập đến khả năng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên trong tương lai gần của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (thường được gọi là Bắc Hàn hoặc Bắc Triều Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc (thường được gọi là Nam Hàn hoặc Nam Triều Tiên) dưới một chính quyền trung ương duy nhất hoặc theo mô hình "1 quốc gia, 2 chế độ" - tương tự như hình thức của Hồng Kông, Ma Cao với Trung Quốc đại lục hiện nay.Tiến trình sáp nhập được khởi xướng lần đầu tiên từ Tuyên bố chung Bắc – Nam ngày 15 tháng 6 năm 2000, được tái khẳng định bởi Tuyên bố Bàn Môn Điếm về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất bán đảo Triều Tiên vào tháng 4 năm 2018, nơi hai miền đồng ý cùng nhau hướng tới một sự thống nhất hòa bình trong tương lai, và cũng được nêu ra trong bản tuyên bố chung của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cùng Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh Singapore vào tháng 5 năm 2018. Việc tái thống nhất được kỳ vọng mang lại lợi ích to lớn và vững mạnh cho cả 2 quốc gia, trong đó đặc biệt là về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao,... tham vọng biến 'Triều Tiên thống nhất' trở thành một siêu cường mới trên thế giới.Trước Thế chiến II, toàn bộ bán đảo Triều Tiên thuộc về một quốc gia có lịch sử hàng nghìn năm, được biết đến qua hai tên gọi cũ là Cao Lynhà Triều Tiên. Sau Thế Chiến II (1945), Triều Tiên bị chia thành hai quốc gia dọc theo vĩ tuyến 38 (nay là Khu phi quân sự Triều Tiên). Miền bắc bán đảo Triều Tiên nằm dưới sự điều hành của Liên Xô trong những năm sau chiến tranh, còn miền nam bán đảo Triều Tiên được quản lý bởi Hoa Kỳ. Năm 1950, chính quyền CHDCND Triều Tiên đã tìm cách thống nhất với Hàn Quốc bằng vũ lực, bắt đầu bằng Chiến tranh Triều Tiên, nhưng rồi cuối cùng kết thúc trong bế tắc vào năm 1953. Kể từ khi kết thúc chiến tranh, việc thống nhất đất nước đã trở nên khó khăn hơn khi mà hai quốc gia ngày càng trở nên cách biệt về mặt chính trị, tư tưởng, đặc biệt là kinh tế. Tuy nhiên, vào đầu năm 2018, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đã có những tín hiệu nồng ấm, bắt đầu với sự tham gia của đoàn vận động viên Triều Tiên vào Thế vận hội Mùa đông 2018 tại Hàn Quốc cùng nhiều tiến trình thúc đẩy hòa bình lâu dài cho bán đảo hiện nay, dưới thời của Tổng thống Moon Jae-in.[1][2][3][4][5] Tổng thống Moon Jae-in cũng hy vọng hai miền sẽ tái thống nhất hòa bình vào năm 2045.[6]

Thống_nhất_Triều_Tiên

Hanja
Romaja quốc ngữ Tong(-)il
Hangul
McCune–Reischauer T'ongil

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thống_nhất_Triều_Tiên http://www.korean-books.com.kp/en/packages/xnps/do... http://www.naenara.com.kp/en/one/nation.php?1+join... http://english.yonhapnews.co.kr/news/2018/01/20/02... http://www.unikorea.go.kr/eng_unikorea/ http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a414127.pd... https://www.aljazeera.com/indepth/opinion/great-as... https://www.dw.com/en/majority-of-south-koreans-fa... https://www.newsweek.com/north-south-korea-militar... https://www.reuters.com/article/us-northkorea-sout... https://www.theguardian.com/world/2019/aug/15/kore...