Sự_kiện_trục_xuất_người_Tatar_Krym

Sự trục xuất người Tatar Krym (Tiếng Tatar Krym: Qırımtatar sürgünligi; Tiếng Nga: Депортация крымских татар; tiếng Ukraina: Депортація кримських татар), là một trong những chiến dịch thanh trừng sắc tộc vào năm 1944 ở Liên Xô khi có tới gần 200.000 người Người Tatar Krym bị trục xuất một cách tàn bạo khỏi Bán đảo Krym vào năm 1944. Được tiến hành bởi Lavrentiy Pavlovich Beriya, người đứng đầu lực lượng an ninh và cảnh sát mật Xô viết dưới chỉ đạo của Iosif Vissarionovich Stalin, trong ba ngày, Beriya và Bộ Dân ủy Nội vụ đã sử dụng các đoàn tàu chở gia súc chuyên chở phụ nữ, trẻ em, người già, những thủ lĩnh cộng sản và binh lính Xô viết, tới nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan cách hàng trăm nghìn km. Họ là một trong số 10 sắc tộc nằm trong chính sách thanh lọc của Stalin.Chiến dịch trục xuất tàn bạo này có nguồn gốc từ việc nghi ngờ người Tatar Krym cộng tác với Đức Quốc xã, mặc dù có khả năng khác là nó liên quan tới khủng hoảng eo biển Thổ Nhĩ Kỳ khi Liên Xô đòi đi qua eo biển Dardanéllia và giành lấy lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, nơi người Tatar có liên kết gắn bó về văn hóa. Người Nga coi người Tatar Krym là những kẻ phản bội, nhưng đến nay vẫn bị cộng đồng này bác bỏ với lý do có ngụy tạo bằng chứng. Bản thân phát xít Đức, dù coi người Tatar Krym rất tiêu cực, nhưng trước sự tiến quân của Liên Xô, đã thay đổi chính sách để lấy lòng cộng đồng này, khi cho người Tatar Krym gia nhập các lực lượng Selbstschutz để chống quân Nga, mặc dù lực lượng này thường có thói quen thích theo phe mạnh hơn. Cộng đồng Hồi giáo cũng được lập ra với quyền tự trị ít ỏi. Chính điều này vô tình làm gia tăng nghi ngờ từ Liên Xô mặc dù rất nhiều người Tatar Krym cũng tham gia vào Chiến dịch Berlin năm 1945 và đứng về Hồng Quân. Các gia đình của những Hiệp hội Hồi giáo này được người Nga cho di tản, song yêu cầu trừng phạt họ cũng lên cao bấy giờ.Gần 8.000 người Tatar đã chết trên đường đi, trong khi hàng chục nghìn người khác cũng mất mạng theo thời gian do sự khắc nghiệt ở khu vực xứ người, bỏ lại tới 80.000 nhà dân và 360.000 hecta đất. Stalin tìm mọi cách để tận diệt di tích và dấu vết của người Tatar đây bằng việc cấm liên hệ lại về nhóm dân tộc này. Năm 1956, Nikita Sergeyevich Khrushchyov chỉ trích hành động này của Stalin song không làm gì để đưa những người Tatar này trở lại quê hương và họ bị kẹt lại ở Trung Á cho tới những năm cuối thập niên 1980 khi Mikhail Sergeyevich Gorbachyov thừa nhận sai lầm trong chính sách Perestroika và 260.000 người được quay về Krym, chấm dứt 45 năm lưu đày của dân tộc này. Ngày 14 tháng 9 năm 1989, Hội đồng Tối cao Krym tuyên bố hành động này là hành động tội ác.Vào năm 2004, những người trở lại đã làm nên 12 phần trăm dân số Krym, nhưng cả nhà chức trách UkrainaNga (quốc gia kế tục của Liên Xô) đã dửng dưng trong việc giúp đỡ trả những người Tatar này trở lại. Chiến dịch trục xuất này chính là đỉnh điểm cao trào của vết thương không lành của người Tatar Krym, và dần trở thành biểu tượng về các hành động tội ác mà Liên Xô/Nga gây ra trong suốt lịch sử với các dân tộc thiểu số.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_kiện_trục_xuất_người_Tatar_Krym http://www.aljazeera.com/indepth/features/2016/05/... http://www.kyivpost.com/guide/movies/haytarma-the-... http://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/002200... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1462352... http://time.com/4329061/eurovision-jamala-russian-... http://lccn.loc.gov/2001035369 http://lccn.loc.gov/2002010784 http://lccn.loc.gov/2003019544 http://lccn.loc.gov/2005050457