Nhóm_ngôn_ngữ_Chăm

Nhóm ngôn ngữ ChămNhóm ngôn ngữ Chăm, còn gọi là nhóm ngôn ngữ Aceh–Chăm, là một nhóm gồm mười ngôn ngữ nói ở Aceh (Sumatra, Indonesia) và một số nơi ở Campuchia, Việt NamTrung Quốc (đảo Hải Nam). Nhóm ngôn ngữ Chăm có lẽ là thành viên của Malay-Sumbawa (một nhóm không được công nhận rộng rãi) thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Tiền thân của nhóm ngôn ngữ, ngôn ngữ Chăm nguyên thuỷ (proto-Chamic), được coi là chủ nhân nền văn hoá Sa Huỳnh. Họ đến Việt Nam từ Borneo hay có lẽ từ bán đảo Mã Lai.[2]Sau tiếng Aceh (3,5 triệu người nói), tiếng Chăm (chừng 280.000 người nói) và tiếng Gia Rai (230.000 người nói) là hai ngôn ngữ nhóm Chăm có số người nói đông thứ hai và thứ ba, hiện diện ở Campuchia và Việt Nam. Tiếng Tsat là ngôn ngữ Chăm với cộng đồng người nói nhỏ nhất (với vỏn vẹn 3.000 người) và ở xa nhất về phía bắc.