Người_châu_Âu_ở_Trung_Quốc_thời_Trung_Cổ
Người_châu_Âu_ở_Trung_Quốc_thời_Trung_Cổ

Người_châu_Âu_ở_Trung_Quốc_thời_Trung_Cổ

Dựa trên bằng chứng văn bản và khảo cổ học, người ta tin rằng hàng nghìn người châu Âu đã sống ở Đế quốc Nguyên Mông trong suốt thời kỳ cai trị của người Mông Cổ.[1] Những người đó xuất thân từ các quốc gia theo Kitô giáo trong suốt thời Trung kỳ Trung CổHậu kỳ Trung Cổ. Họ đến Trung Quốc để buôn bán, thực hiện công việc truyền đạo Cơ-đốc, hoặc sinh sống tại đây. Điều này diễn ra chủ yếu trong nửa sau thế kỷ 13 và nửa đầu thế kỷ 14, trùng với thời kỳ thống trị của Đế quốc Mông Cổ. Đế quốc Mông Cổ lúc bấy giờ thống trị phần lớn lục địa Á-Âu và kết nối châu Âu với sự thống trị Trung Quốc của triều đại nhà Nguyên (1271 – 1368).[2] Trong thời kỳ Trung Cổ, Đế quốc Đông La Mã nằm giữa Hy LạpTiểu Á duy trì quan hệ giao thiệp ít ỏi với nhà Đường, nhà Tốngnhà Minh ở Trung Quốc. Còn Giáo hoàng La Mã thì cử một số nhà truyền giáo cùng với sứ giả đến Đế quốc Mông Cổ thời kỳ đầu, cũng như thủ đô Khanbaliq (Bắc Kinh ngày nay) của nhà Nguyên do người Mông Cổ lãnh đạo. Sự giao lưu với phương Tây về trước chỉ bắt đầu từ những tương tác hiếm hoi giữa Trung Quốc thời Nhà Hán với Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóaLa Mã cổ đại.Các nhà truyền giáo và thương nhân châu Âu thời kỳ này chủ yếu sinh sống tại những nơi như thủ đô Karakorum của Mông Cổ. Họ đã đi khắp vương quốc Mông Cổ trong khoảng thời gian mà các nhà sử học gọi là "Pax Mongolica". Có lẽ hệ quả chính trị quan trọng nhất của cuộc di dân và sự gia tăng hoạt động thương mại này là sự ra đời của Liên minh Frank-Mông Cổ. Dù vậy, liên minh này không hoàn toàn được hiện thực hóa, ít nhất là không có tính bền vững.[3] Việc Nhà Minh thành lập vào năm 1368 và sự tái thiết lập quyền cai trị của người Hán bản địa đã khiến các nhà buôn châu Âu và nhà truyền giáo Công giáo La Mã dừng sinh sống ở Trung Quốc. Mối liên lạc trực tiếp giữa châu Âu với Trung Quốc ngừng tiếp tục cho đến khi những nhà thám hiểm Bồ Đào Nha cùng với các nhà truyền giáo Dòng Tên cập bến bờ biển phía nam Trung Quốc thời Nhà Minh vào thập niên 1510, thời đại của phát kiến địa lý.Thương gia người Ý Marco Polo, và trước đó là cha ông, Niccolò Polo cùng với người chú Maffeo Polo đều du hành đến Trung Quốc trong thời kỳ Mông Cổ cai trị. Marco Polo đã viết một quyển du ký nổi tiếng kể lại hành trình của mình đến nơi đây. Tu sĩ dòng Phan Sinh Odorico Mattiussi và thương nhân Francesco di Balduccio cũng viết lại nhật ký hành trình. Soạn giả John Mandeville từng viết về chuyến đi của mình đến Trung Quốc nhưng có thể chỉ đơn thuần dựa trên những báo cáo từ trước. Tại Khanbaliq, Giovanni da Montecorvino đã thành lập tổng giáo phận Công giáo La Mã, người kế vị ông sau này là Giovanni de Marignolli. Nhiều người châu Âu khác như André de Longjumeau có tìm cách đến vùng biên giới phía đông Trung Quốc trong các chuyến công du ngoại giao tới triều đình Mông Cổ. Một số khác như Giovanni da Pian del Carpine, Benedykt PolakWillem van Rubroeck lại trực tiếp đến Mông Cổ thay vào đó. Người Duy Ngô Nhĩ theo Cảnh giáo tên Rabban Bar Sauma là nhà ngoại giao đầu tiên từ Trung Quốc đến cung điện hoàng gia của các nước theo đạo Kitô ở phương Tây.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_châu_Âu_ở_Trung_Quốc_thời_Trung_Cổ http://www.startribune.com/entertainment/art/79576... http://www.fordham.edu/halsall/eastasia/romchin1.h... http://nrs.harvard.edu/urn-3:hlnc.essay:YangJ.Hell... http://depts.washington.edu/uwch/silkroad/texts/we... http://www.christusrex.org/www1/ofm/fra/FRAht04.ht... http://www.doaks.org/publications/doaks_online_pub... //doi.org/10.1017%2F9781316335567.004 http://www.fides.org/en/news/25844-ASIA_CHINA_Fran... http://www.newadvent.org/cathen/03669a.htm //www.worldcat.org/issn/0307-1235