Moltke_(lớp_tàu_chiến-tuần_dương)
Moltke_(lớp_tàu_chiến-tuần_dương)

Moltke_(lớp_tàu_chiến-tuần_dương)

Lớp tàu chiến-tuần dương Moltke là một lớp gồm hai tàu chiến-tuần dương "toàn-súng lớn"[Ghi chú 1] được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong những năm 19091911. Gồm hai chiếc SMS MoltkeSMS Goeben,[Ghi chú 2] lớp này có thiết kế tương tự như chiếc Von der Tann dẫn trước, nhưng bao gồm nhiều cải tiến lớn hơn. Những chiếc Moltke hơi lớn hơn, nhanh hơn và có vỏ giáp tốt hơn, chúng cũng được bổ sung thêm một cặp pháo 28 cm.Cả hai chiếc trong lớp đều đã tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Moltke tham gia nhiều trận chiến lớn cùng với phần còn lại của Hạm đội Biển khơi Đức, bao gồm các trận Dogger BankJutland tại Bắc Hải cùng trận RigaChiến dịch Albion tại biển Baltic. Vào cuối chiến tranh, Moltke cùng với phần lớn tàu chiến của Hạm đội Biển khơi bị lưu giữ tại Scapa Flow trong khi các cuộc đàm phán hòa bình diễn ra nhằm quyết định số phận của chúng. Moltke đã bị đánh đắm cùng với hầu hết hạm đội vào ngày 21 tháng 6 năm 1919 nhằm ngăn chúng không bị rơi vào tay người Anh.Goeben được bố trí tại Địa Trung Hải vào lúc chiến tranh nổ ra, nó thoát khỏi sự săn đuổi của hạm đội Anh để đi đến Constantinopolis. Con tàu cùng với chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Breslau nhanh chóng được chuyển cho Hải quân Ottoman không lâu sau đó. Về mặt chiến lược, Goeben đã đóng một vai trò rất quan trọng; nó đã giúp lôi kéo Đế quốc Ottoman vào chiến tranh theo phe Trung tâm, và hoạt động như một hạm đội hiện hữu ngăn cản các nỗ lực vượt qua eo biển Bosporus của lực lượng Anh-Pháp cũng như ngăn trở việc tiến quân của Hạm đội Hắc hải của Nga. Goeben được chính quyền mới của Thổ Nhĩ Kỳ giữ lại sau chiến tranh. Chỉ được cải tiến đôi chút so với cấu hình ban đầu, nó tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi được cho ngừng hoạt động vào ngày 20 tháng 12 năm 1950 và được rút khỏi Đăng bạ Hải quân vào ngày 14 tháng 11 năm 1954. Hai năm trước đó, khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối NATO vào năm 1952, con tàu được gán số hiệu lườn B70.[4] Con tàu được rao bán cho chính phủ Tây Đức không thành công vào năm 1963; mặc dù là chiếc tàu chiến kiểu dreadnought duy nhất còn sót lại trên thế giới, chưa kể là chiếc tàu chiến duy nhất còn sống sót của phe Trung tâm thời Thế Chiến I, không một tổ chức nào muốn giữ nó lại như một tàu bảo tàng. Con tàu được bán cho hãng M.K.E. Seyman vào năm 1971 để tháo dỡ; nó được kéo đến xưởng tháo dỡ vào ngày 7 tháng 6 năm 1973, và công việc hoàn tất vào tháng 2 năm 1976.