Gia_Khánh
Gia_Khánh

Gia_Khánh

Thanh Nhân Tông (chữ Hán: 清仁宗, 13 tháng 11, năm 17602 tháng 9, năm 1820), Hãn hiệu Tát Y Thập Nhã Nhĩ Đồ Y Lỗ Cách Nhĩ Đồ hãn (萨伊什雅尔图伊鲁格尔图汗; Сайшаалт ерөөлт хаан), Tây Tạng tôn hiệu Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc Mãn Châu. Ông cai trị từ năm 1796 đến năm 1820 và chỉ dùng niên hiệu Gia Khánh (嘉慶) nên ông còn được gọi là Gia Khánh Đế (嘉慶帝).Năm Càn Long thứ 38 (1773), Càn Long Đế bí mật chọn ông làm Hoàng thái tử. Tiếp vào năm Càn Long thứ 60 (1796), Càn Long Đế do không muốn thời gian trị vì của mình lớn hơn Hoàng tổ phụ Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế mà mình ngưỡng mộ, đã thiện nhượng cho Gia Khánh Đế để lên làm Thái thượng hoàng, nhưng vẫn tiếp tục nắm quyền quyết định các việc lớn, sử gọi là Huấn chính (训政) biện pháp. Trong thời gian trị vì của mình, Gia Khánh Đế đã có những hành động nỗ lực khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân, một tham quan nổi tiếng dưới thời Càn Long. Một trong những việc nổi tiếng nhất ông làm là hành quyết Hòa Thân, trừ nạn tham nhũng và tích cực chống buôn thuốc phiệnTrung Hoa. Tuy nhiên trong thời kỳ trị vì của Gia Khánh, mâu thuẫn xã hội gay gắt, nha phiến lưu nhập Trung Quốc, vì vậy việc chống nạn tham nhũng không mấy khởi sắc. Sử gia gọi thời kỳ này là [Gia Đạo trung suy; 嘉道中衰].

Gia_Khánh

Tên đầy đủNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm
(愛新覺羅永琰)
Húy: Ngung Diễm (顒琰)
Niên hiệu
Gia Khánh (嘉慶)
Thụy hiệu
Thụ Thiên Hưng Vận Phu Hóa Tuy Du Sùng Văn Kinh Vũ Quang Dụ Hiếu Cung Cần Kiệm Đoan Mẫn Anh Triết Duệ Hoàng đế
(受天興運敷化綏猷崇文經武光裕孝恭勤儉端敏英哲睿皇帝)
Miếu hiệu
Nhân Tông (仁宗)
Thân mẫu Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu
Kế nhiệm Thanh Tuyên Tông
Hoàng hậu Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu
Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu
Tiền nhiệm Thanh Cao Tông
Trị vì 9 tháng 2 năm 17962 tháng 9 năm 1820
(&0000000000000024.00000024 năm, &0000000000000206.000000206 ngày)
Sinh (1760-11-13)13 tháng 11, 1760
Viên Minh Viên, Bắc Kinh
Mất 2 tháng 9, 1820(1820-09-02) (59 tuổi)
Tị Thử Sơn Trang, Hà Bắc
Hoàng tộc Ái Tân Giác La
Hậu duệ xem văn bản
An táng Xương lăng (昌陵), Tây Thanh Mộ
Thân phụ Thanh Cao Tông