Tây_Tạng
Tây_Tạng

Tây_Tạng

Tây Tạng (chữ Tạng: བོད་; Wylie: Bod, phát âm tiếng Tạng: [pʰø̀ʔ]; tiếng Trung: 藏區 (Tạng khu), các ngôn ngữ khác còn gọi nơi này là Tibet) là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, và Lạc Ba, và hiện nay cũng có một lượng đáng kể người Hánngười Hồi sinh sống. Tây Tạng là khu vực có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là 4.900 mét (16.000 ft).Đến thế kỷ thứ 7, Tây Tạng trở thành một đế quốc thống nhất, song nhanh chóng phân liệt thành nhiều lãnh thổ. Phần lớn tây bộ và trung bộ Tây Tạng (Ü-Tsang) thường thống nhất (ít nhất là trên danh nghĩa) dưới quyền các chính quyền nối tiếp nhau ở Lhasa, Shigatse, hay những nơi lân cận; các chính quyền này từng có lúc nằm dưới quyền bá chủ của Mông Cổ và Trung Quốc. Các khu vực KhamAmdo ở đông bộ thường duy trì cơ cấu chính trị bản địa mang tính phân tán hơn, được chia thành một số tiểu quốc và nhóm bộ lạc, các khu vực này thường phải chịu sự kiểm soát trực tiếp hơn từ Trung Hoa; và hầu hết chúng cuối cùng được hợp nhất vào các tỉnh Tứ XuyênThanh Hải. Ranh giới hiện nay của Tây Tạng nhìn chung được thiết lập nên vào thế kỷ 18.[1] Sau khi triều Thanh sụp đổ vào năm 1912, các binh lính Thanh bị giải giáp và được hộ tống ra khỏi Tây Tạng địa phương (Ü-Tsang). Tây Tạng địa phương tuyên bố độc lập vào năm 1913. Sau đó, chính phủ Lhasa đoạt lấy quyền kiểm soát phần phía tây của tỉnh Tây Khang. Khu vực duy trì tình trạng tự quản cho đến năm 1951, khi Quân đội Cộng sản Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, Tây Tạng hợp nhất vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và chính phủ Tây Tạng bị bãi bỏ sau một cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1959.[2] Ngày nay, chính phủ Trung Quốc định ra Khu tự trị Tây Tạng ở tây bộ và trung bộ của Tây Tạng, còn các khu vực phía đông hầu hết thuộc về các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Có những căng thẳng liên quan đến tình trạng chính trị của Tây Tạng[3] trong khi có các nhóm người Tạng lưu vong đang hoạt động.[4]Kinh tế Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cấp, song du lịch cũng trở thành một ngành kinh tế nổi lên trong các thập niên gần đây. Tôn giáo chủ yếu ở Tây Tạng là Phật giáo Tây Tạng, cùng với đó là tôn giáo bản địa Bön (Bön ngày nay tương đồng với Phật giáo Tây Tạng[5]) cùng với các thiểu số Hồi giáoCơ Đốc giáo. Phật giáo Tây Tạng có ảnh hưởng mang tính chủ yếu đối với nghệ thuật, âm nhạc, lễ hội của khu vực. Kiến trúc Tạng phản ánh ảnh hưởng từ kiến trúc Hán và kiến trúc Ấn. Các loại lương thực chủ yếu tại Tây Tạng là đại mạch, thịt bò Tạng, và trà bơ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tây_Tạng http://vietnamese.cri.cn/chinaabc/chapter11/chapte... http://books.google.com/books?id=WIJFuD-cH_IC&dq=m... http://books.google.com/books?id=kD8gTL6IIDYC&pg=P... http://sites.google.com/site/tibetanpoliticalrevie... http://www.religionfacts.com/a-z-religion-index/bo... http://news.xinhuanet.com/english/2008-04/06/conte... http://www-personal.umich.edu/~wbaxter/etymdict.ht... http://www.pacificrim.usfca.edu/research/pacrimrep... http://www.ltwa.net/library/index.php?option=com_m... http://www.mainstreamweekly.net/article2582.html