Ramannadesa Các_quốc_gia_Môn_ở_Myanma

Ramanndase, nằm giữa sông Sittaungsông Thanlwin,[1] có thể là quốc gia đầu tiên của người MônMyanma.

Quốc hiệu là Ramannadesa. Song vì trung tâm của vương quốc là Thaton, nên nước này còn được gọi là vương quốc Thaton.[1] Thực ra Thaton là cách gọi bằng tiếng Miến, còn gọi theo tiếng Môn là Sadhuim. Sadhuim có nguồn gốc từ Sudhammapura trong tiếng Pali, nghĩa là "ngôi nhà của thượng đế". Trung tâm này, và đôi khi cả vương quốc, hoặc với người nước ngoài là toàn bộ vùng duyên hải Myanma xưa, cũng được gọi là Suvannabhumi ("Đất Vàng").[2]

Theo truyền thuyết của người Môn, Vương quốc Ramannadesa thành lập vào thời Đức Phật, trải qua 59 đời vua. Cũng theo truyền thuyết của người Môn, một nhóm người tị nạn chính trị đã thành lập thành phố Pegu (Bago) vào năm 573.[3] Nhưng có lẽ lịch sử vương quốc mới chỉ bắt đầu vào khoảng thế kỷ 9, sau khi người Môn từ phía bắc Thái Lan di cư tới Hạ Miến.

Theo truyền thuyết của người Miến, năm 1057, vương quốc Ramannadesa đã bị vương quốc Pagan thôn tính. Một nhà Môn tên Shin Arahan đã thuyết phục được vua Anawrahta của Pagan cải đạo sang đạo Phật Thượng tọa bộ. Theo lời khuyên của Shin Arahan, Anawrahta đã xin vua Manuha của Ramannadesa kinh Phật, nhưng Manuha từ chối với lý do không thể để sách quý vào tay kẻ ngoại đạo. Tức giận, Anawrahta đã khởi binh đánh bại Ramannadesa và mang về nước 32 bộ Tam tạng kinh cùng nhiều nhà sư và nghệ nhân Môn.[1] Văn hóa Miến nhờ đó có sự phát triển mạnh.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho rằng cuộc chinh phạt vương quốc Thaton của vua Anawrahta chỉ là sản phẩm tưởng tượng của hậu thế.[4] Có thể có cuộc viễn chinh của Anawarhta xuống Hạ Miến thật, nhưng lúc đó ở đây không có thực thể chính trị độc lập nào. Cuộc chinh phạt chỉ là để đề phòng Đế quốc Khmer, khi người Khmer đang tiến về bờ biển Tenasserim. Cuộc viễn chinh đã thúc đẩy trao đổi văn hóa, nếu không phải với người Môn thì cũng là với người Ấn Độ và người Sri Lanka, để văn hóa Miến trở nên phong phú.[5]

Liên quan