Đế_quốc_Khmer
Đế_quốc_Khmer

Đế_quốc_Khmer

Đế quốc Khmer hay Đế quốc Angkor là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km², gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia, Miền Nam Việt Nam, LàoThái Lan. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lan và miền nam Việt NamTrong quá trình tạo lập nên đế chế này, người Khmer đã có các mối quan hệ thương mại với đế quốc Java và sau đó với đế quốc Srivijaya giáp biên giới đế quốc Khmer về phía nam. Di sản lớn nhất của Đế quốc Khmer là Angkor - kinh đô của Đế quốc này vào thời cực thịnh của nó. Angkor là chứng tích của sức mạnh và sự thịnh vượng của Đế quốc Khmer và cũng là hiện thân của nhiều tín ngưỡng mà nó đã mang trong mình. Các tôn giáo chính thức của đế chế này là: Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa cho đến khi Phật giáo Nam truyền chiếm ưu thế sau khi được du nhập từ Sri Lanka vào thế kỷ 13.Lịch sử của Angkor với vai trò là trung tâm của đế quốc Khmer lịch sử cũng là lịch sử Khmer từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ đế quốc Khmer và cũng từ khu vực Angkor - không có một ghi chép bằng văn bản nào còn sót lại đến ngày này mà chỉ có những văn bản được khắc chạm trên đá. Do đó những gì còn được biết đến ngày nay về nền văn minh Khmer lịch sử được chủ yếu tham khảo từ các nguồn:Sự khởi đầu của kỷ nguyên Vương quốc Khmer Angkor được cho là bắt đầu từ năm 802 sau Công nguyên. Trong năm này, vua Jayavarman II đã tự xưng "Chakravartin" (hoàng đế của thiên hạ). Đế quốc đã kết thúc với sự sụp đổ của Angkor vào thế kỷ thứ 15.

Đế_quốc_Khmer

1.200.000 km2
(463.323 mi2)
• 1150 4,000,000
• Bị kế tục bởi Longvek 1431
• 1393–1463 Ponhea Yat
Thời kỳ Trung đại
Hiện nay là một phần của  Myanmar
 Campuchia
 Lào
 Thái Lan
 Việt Nam
Ngôn ngữ thông dụng Khmer cổ
Phạn
Thủ đô Yasodharapura
Hariharalaya
Angkor
Tôn giáo chính Ấn Độ giáo
Phật giáo Đại thừa
Phật giáo Tiểu thừa
Chính phủ Quân chủ
• 1113–1150 Suryavarman II
• 802–850 Jayavarman II
• Kế tục Chenla 802
Vị thế Đế quốc
• 1181–1218 Jayavarman VII
Hoàng đế