Chủ_nghĩa_bảo_thủ_tại_Hoa_Kỳ

Chủ nghĩa bảo thủ tại Hoa Kỳ là một phổ rộng các quan điểm chính trị ở Hoa Kỳ có những đặc điểm như sự tôn trọng các truyền thống Mỹ, ủng hộ các giá trị Do Thái-Kitô giáo, chủ nghĩa tự do kinh tế, chủ nghĩa chống cộng, vận động cho chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ, và bảo vệ văn hóa phương Tây khỏi các mối đe dọa được cho là bởi "chủ nghĩa xã hội đang lấn lướt", chủ nghĩa tương đối luân lý, chủ nghĩa đa văn hóa, và chủ nghĩa quốc tế tự do. Tự do là một giá trị cốt lõi, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào việc củng cố thị trường tự do, hạn chế quy mô và phạm vi của chính phủ, và phản đối thuế nặng và việc chính phủ hoặc công đoàn xâm phạm các doanh nhân. Chủ nghĩa bảo thủ Mỹ coi tự do cá nhân, trong phạm vi phù hợp với các giá trị Mỹ, như các đặc điểm cơ bản của nền dân chủ, trái ngược với chủ nghĩa tự do hiện đại tại Hoa Kỳ, những người thường coi trọng nhiều hơn về bình đẳngcông bằng xã hội.[1][2]Chủ nghĩa bảo thủ tại Hoa Kỳ bắt nguồn từ chủ nghĩa tự do cổ điển của thế kỷ 18 và 19, mà chủ trương tự do dân sựtự do chính trị với một nền dân chủ đại nghị dưới nền pháp quyền và nhấn mạnh tự do kinh tế.[3][4]Các nhà sử học cho rằng truyền thống bảo thủ đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị và văn hóa Mỹ kể từ những năm 1790. Tuy nhiên họ nhấn mạnh rằng một phong trào bảo thủ có tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong nền chính trị chỉ từ những năm 1950.[5][6][7] Các phong trào gần đây dựa vào Đảng Cộng hòa, mặc dù một số đảng viên đảng Dân chủ cũng là những nhân vật quan trọng trong lịch sử của phong trào lúc ban đầu.[8]Lịch sử của chủ nghĩa bảo thủ Mỹ được đánh dấu bởi những căng thẳng và ý thức hệ cạnh tranh. Chủ nghĩa bảo thủ tài chính và chủ nghĩa tự do cá nhân ủng hộ chính phủ nhỏ, thuế thấp, hạn chế quy định, và tự do doanh nghiệp. Những người bảo thủ xã hội nhìn thấy giá trị xã hội truyền thống bị đe dọa bởi chủ nghĩa thế tục; họ có xu hướng hỗ trợ việc cầu nguyện tự nguyện tại trường học và phản đối phá thaihôn nhân đồng tính.[9][10][11][12][13] Thế kỷ 21 chứng kiến ​​sự hỗ trợ bảo thủ ngày càng nhiệt thành cho tu chính án thứ hai, mà cho phép các công dân dân sự sở hữu súng. Những người tân bảo thủ (neocon) muốn mở rộng những lý tưởng của Mỹ trên toàn thế giới.[14] Những người cựu bảo thủ (paleocon) ủng hộ hạn chế nhập cư, chính sách đối ngoại không can thiệp, và đối lập với đa văn hóa chủ nghĩa.[15] Toàn quốc hầu hết các phe phái, ngoại trừ một số người theo chủ nghĩa tự do cá nhân, ủng hộ một chính sách ngoại giao đơn phương, và một quân đội mạnh. Phong trào bảo thủ của những năm 1950 đã cố gắng thống nhất những phe phái bất đồng ý kiến, nhấn mạnh sự cần thiết phải đoàn kết để ngăn chặn sự lây lan của "chủ nghĩa cộng sản vô thần." [16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_bảo_thủ_tại_Hoa_Kỳ http://www.cerium.ca/article2211.html http://www.amazon.com/Age-Reagan-Liberal-Order-196... http://www.amazon.com/Rule-Ruin-Moderation-Destruc... http://www.amazon.com/dp/0300164181 http://www.amazon.com/dp/1400053579 http://markriebling.blogs.com/sources_and_methods/... http://www.businessweek.com/news/2010-04-15/tea-pa... http://www.cbsnews.com/8301-503544_162-12030-50354... http://2010central.gallup.com/2010/04/conservative... http://www.gallup.com/poll/148745/Political-Ideolo...