Phá_thai
Phá_thai

Phá_thai

     Hợp pháp     Hợp pháp nhưng cần lí do chính đáng     Bất hợp pháp ngoại trừ có ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ, bị hiếp dâm, hoặc bị dị tật thai nhi     Bất hợp pháp ngoại trừ có ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ, bị hiếp dâm     Bất hợp pháp ngoại trừ có ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ     Hoàn toàn bất hợp pháp     KhácPhá thai được định nghĩa y học như thuật ngữ về một sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Ở người và các giống loài khác, một sự phá thai có thể xảy ra một cách tự nhiên vì biến chứng trong quá trình mang thai, hay do cố ý gây ra. Trong trường hợp mang thai ở loài người, một sự phá thai có chủ đích có thể bị gọi là điều trị hay tùy chọn. Thuật ngữ phá thai chủ yếu nhắc tới trường hợp phá thai có chủ đích khi mang thai; những ca mất thai một cách tự nhiên thường được gọi bằng thuật ngữ sẩy thai.Phá thai, khi được thực hiện tại các quốc gia phát triển theo những quy định pháp lý khi việc này là hợp pháp, thường là một trong những thủ thuật an toàn nhất trong y tế.[2] Tuy nhiên, những vụ phá thai không an toàn (những vụ được thực hiện bởi những người không được đào tạo thích hợp hay bên ngoài một cơ sở y tế) dẫn tới xấp xỉ 70 nghìn ca tử vong bà mẹ và 5 triệu ca khuyết tật hàng năm trên toàn thế giới.[3] Một con số ước tính có 42 triệu ca phá thai được thực hiện hàng năm trên thế giới, với 20 triệu ca trong số đó được thực hiện một cách không an toàn.[3] Bốn mươi phần trăm phụ nữ trên thế giới có thể tiếp cận dịch vụ phá thai điều trị hay lựa chọn trong các giới hạn của việc thai nghén.[4]Phá thai có chủ đích đã có một lịch sử của việc phá thai lâu dài và đã được thực hiện bằng nhiều phương pháp gồm cả việc sử dụng các thảo dược kích thích sẩy thai, dùng dụng cụ sắc, gây chấn thương y tế, và các phương pháp y học khác. Ngành y tế hiện đại sử dụng các loại thuốc và các quy trình phẫu thuật để gây sẩy thai. Tính pháp lý, sự phổ biến, tính văn hóa, và tính tôn giáo của việc phá thai rất khác biệt trên thế giới. Ở nhiều nơi trên thế giới có sự tranh cãi và chia rẽ lớn về các khía cạnh đạo đức và pháp lý của việc phá thai. Phá thai và các vấn đề liên quan tới phá thai là một chủ đề nóng trong chính trị tại nhiều quốc gia, thường liên quan tới sự phản đối việc phá thai có chủ đíchquyền tự quyết định của các phong trào xã hội trên thế giới. Số vụ phá thai trên toàn thế giới đã giảm bớt nhờ sự tiếp cận giáo dục kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ tránh thai ngày càng gia tăng.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phá_thai http://www.racgp.org.au/afp/200609/11015 http://www.csis-scrs.gc.ca/en/publications/comment... http://www.china.org.cn/english/2003/Mar/59194.htm http://civilliberty.about.com/od/gendersexuality/t... http://members.aol.com/abtrbng/lea.htm http://www.cbctrust.com/history_law_religion.php http://www.csmonitor.com/2006/0912/p01s04-woam.htm... http://www.diseasesdatabase.com/ddb4153.htm http://www.eturbonews.com/6052/thousands-women-n-i... http://books.google.com/?id=0BY0hx2l5uoC