Chủ_nghĩa_tự_do_cổ_điển

Chủ nghĩa tự do cổ điển là một ý thức hệ chính trị và là một nhánh của chủ nghĩa tự do vận động cho tự do dân sựtự do chính trị với nền dân chủ đại nghị dưới pháp quyền và nhấn mạnh tự do kinh tế được định nghĩa trong chủ nghĩa tự do kinh tế hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.[1][2]Chủ nghĩa tự do cổ điển được phát triển tại châu ÂuHoa Kỳ vào thế kỷ 19. Mặc dù được hình thành từ những ý tưởng đã được khai triển tại thời điểm cuối thế kỷ 18 nhưng chủ nghĩa tự do cổ điển cổ súy một dạng cụ thể của xã hội, chính phủ và chính sách công như là một phản ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp và đô thị hóa.[3] Trong số các nhân vật nổi bật đóng góp cho chủ nghĩa tự do cổ điển có John Locke,[4] Jean-Baptiste Say, Thomas Malthus, và David Ricardo. Nó dựa trên kinh tế học của Adam Smith và niềm tin vào luật tự nhiên,[5] chủ nghĩa vị lợi,[6] và tiến bộ.[7]