Ôxy
Ôxy

Ôxy

Ôxy (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp oxygène /ɔksiʒɛn/),[2] còn được viết là ô-xy,[2] ô-xi,[2]) là nguyên tố hóa học có ký hiệu là O thuộc nhóm VI Asố hiệu nguyên tử bằng 8 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tử khối bằng 16. Ôxy là nguyên tố phi kim hoạt động rất mạnh. Nó có thể tạo thành hợp chất oxit với hầu hết các nguyên tố khác[3]. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn hai nguyên tử ôxy kết hợp với nhau tạo thành phân tử ôxy không màu, không mùi, không vị có công thức O2. Khí ôxy hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, màu xanh nhạt. Ôxy phân tử (O2, thường được gọi là ôxy tự do) trên Trái Đất là không ổn định về mặt nhiệt động lực học. Sự xuất hiện trong thời kỳ đầu tiên của nó trên Trái Đất là do các hoạt động quang hợp của vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn cổ và vi khuẩn). Sự phổ biến của nó từ sau đó đến ngày nay là do hoạt động quang hợp của cây xanh. Ôxy là nguyên tố phổ biến xếp hàng thứ 3 trong vũ trụ theo khối lượng sau hydroheli[4] và là nguyên tố phổ biến nhất theo khối lượng trong vỏ Trái Đất.[5] Khí ôxy chiếm 20,9% về thể tích trong không khí.[6] Ôxy là nguyên tố hóa học phổ biến nhất (Chiếm 49,4% khối lượng vỏ Trái Đất.Khí ôxy thường được gọi là dưỡng khí, vì nó duy trì sự sống của cơ thể con người.Tất cả các nhóm phân tử cấu trúc chính trong các cơ thể sống như các protein, cacbohydrat, và mỡ chứa ôxy, cũng như trong các hợp chất vô cơ quan trọng cấu tạo tạo nên các vỏ sò, răng và xương. Ôxy ở dạng O2 được tạo ra từ nước bởi vi khuẩn lam, tảo và thực vật thông qua quá trình quang hợp và được sử dụng trong quá trình hô hấp của các cơ thể sống bậc cao. Ôxy là chất độc đối với các sinh vật kỵ khí bắt buộc, là các sinh vật thống trị trong thời buổi đầu trên Trái Đất cho đến khi O2 bắt đầu tích tụ trong khí quyển cách đây 2,5 tỷ năm.[7] Một dạng khác (thù hình) của ôxy là ôzôn (O3) tích tụ tạo thành lớp ôzon, khí này giúp bảo vệ sinh quyển khỏi tia tử ngoại, nhưng nó sẽ là chất ô nhiễm nếu nó nằm gần mặt đất ở dạng sương mù. Thậm chí ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, nguyên tử ôxy cũng tồn tại và làm mòn các tàu không gian.[8]Ôxy được Carl Wilhelm Scheele phát hiện ở Uppsala năm 1773 hoặc sớm hơn và Joseph PriestleyWiltshire năm 1774 độc lập nhau, nhưng Priestley thường được cho là phát hiện ra trước bởi vi ấn phẩm của ông được xuất bản trước. Tên gọi ôxy (oxygen) được Antoine Lavoisier đặt năm 1777,[9] các thí nghiệm của ông với ôxy đã giúp loại trừ thuyết phlogiston về sự cháyăn mòn phổ biến vào thời đó. Ôxy được sản xuất trong công nghiệp bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng, sử dụng zeolit để loại bỏ carbon dioxitnitơ ra khỏi không khí, điện phân nước và các cách khác. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxy bằng cách nhiệt phân một số chất giàu oxy như KMnO4, KClO3. Ôxy được sử dụng trong sản xuất công nghiệp (thép, nhựa và dệt); đốt nhiên liệu (nhiên liệu tên lửa); và hô hấp (hỗ trợ sự sống của con người trên tàu không gian, hay khi lặn dưới biển).

Ôxy

Bán kính liên kết cộng hóa trị 66±2 pm
Điểm ba trạng thái 154,59 K, ​5,043 kPa
Nhiệt lượng nóng chảy (O2) 0,444 kJ·mol−1
Tính chất từ Thuận từ[1]
Số đăng ký CAS 7782-44-7
Năng lượng ion hóa Thứ nhất: 1313,9 kJ·mol−1
Thứ hai: 3388,3 kJ·mol−1
Thứ ba: 5300,5 kJ·mol−1
Màu sắc Trong suốt, không màu O2 (Xanh nhạt O3)
Chu kỳ Chu kỳ 2
Nhiệt độ nóng chảy 54.36 K ​(-218,79 °C, ​-361,82 °F)
Nhiệt độ sôi 90,20 K ​(-182,95 °C, ​-297,31 °F)
Trạng thái vật chất Thể khí
Mật độ 1,429 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar) 15,9994 g
Phân loại   phi kim
Vận tốc âm thanh (thể khí, 27°C) 330 m·s−1
Trạng thái ôxy hóa Oxit trung hòa
Nhiệt bay hơi (O2) 6,82 kJ·mol−1
Độ âm điện 3,44 (Thang Pauling)
Nhóm, phân lớp 16p
Số nguyên tử (Z) 8
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
16O99.76%16O ổn định với 8 neutron
17O0.039%17O ổn định với 9 neutron
18O0.201%18O ổn định với 10 neutron
Cấu trúc tinh thể Lập phương
Độ dẫn nhiệt 26,58×10-3 W·m−1·K−1
Tên, ký hiệu Oxy, O
Cấu hình electron [He] 2s2 2p4
Hình dạng Khí không màu, trong suốt (ở thể O3, khí màu xanh) xanh nhạt ở thể lỏng, phát ánh sáng tím ở thể plasma
Mật độ ở thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy: 1,141 g·cm−3
Bán kính van der Waals 152 pm
Nhiệt dung (O2) 29,378 J·mol−1·K−1
mỗi lớp 2, 6

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ôxy http://www.spenvis.oma.be/spenvis/help/background/... http://www.science.uwaterloo.ca/~cchieh/cact/c120/... http://www.bookrags.com/John_Mayow http://www.engineeringtoolbox.com/air-solubility-w... http://environmentalchemistry.com/yogi/periodic/O-... http://books.google.com/?id=g6RfkqCUQyQC&pg=PA147 http://www.nature.com/nature/journal/v443/n7108/ab... http://www.nature.com/news/2001/011122/pf/011122-3... http://www.uigi.com/cryodist.html http://www.uigi.com/noncryo.html