Vi_khuẩn_lam

Phân loại hiện tại vẫn đang được sửa đổi[1][2]Chroococcales (các phân bộ ChamaesiphonalesPleurocapsales)Nostocales (= Hormogonales hoặc Oscillatoriales)Vi khuẩn lam (danh pháp khoa học: Cyanobacteria), từng thường bị gọi sai là tảo lam hay tảo lục lam (nhưng một số tác giả cho rằng tên gọi này là sai lầm, do vi khuẩn lam là sinh vật nhân sơ trong khi tảo thật sự là sinh vật nhân thực[4], mặc dù một số định nghĩa khác về tảo lại bao gồm cả các sinh vật nhân sơ[5]), là một ngành vi khuẩn có khả năng quang hợp[6]. Tên gọi "cyanobacteria" có nguồn gốc từ màu sắc của các loài vi khuẩn này (tiếng Hy Lạp: κυανός (kyanós) = lam).Bằng việc tạo ra ôxy ở dạng khí như là một phụ phẩm của quá trình quang hợp, các vi khuẩn lam được người ta cho là đã chuyển đổi khí quyển mang tính khử ở thời kỳ đầu thành khí quyển mang tính ôxi hóa, một công việc đã thay đổi mãnh liệt thành phần sự sống trên Trái Đất bằng sự kích thích đa dạng sinh học và dẫn tới sự gần như tuyệt chủng của các sinh vật không chịu được ôxy. Theo thuyết nội cộng sinh, các lục lạp được tìm thấy trong thực vậttảo nhân chuẩn đã tiến hóa từ các tổ tiên là vi khuẩn lam thông qua cơ chế nội cộng sinh.

Vi_khuẩn_lam

Giới (regnum) Bacteria
Ngành (phylum) Cyanobacteria

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vi_khuẩn_lam http://www.accessscience.com/content/Cyanophyceae/... http://books.google.com/books?id=LD1nDlzXYicC&pg=P... http://www.hindawi.com/journals/ija/2010/152158/ http://www.newscientist.com/article/mg20327235.000... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www.ucmp.berkeley.edu/bacteria/cyanolh.html //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14631732 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15388760 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17328119 http://d-nb.info/gnd/4136726-1