Ôzôn
Ôzôn

Ôzôn

Ôzôn (O3) là một dạng thù hình của ôxy, trong phân tử của nó chứa ba nguyên tử ôxy thay vì hai như thông thường.Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ôzôn là một chất khí có màu xanh nhạt. Ôzôn hóa lỏng màu xanh thẫm ở -112 °C, và hóa rắn có màu xanh thẫm ở -193 °C. Ôzôn có tính ôxy hóa mạnh hơn ôxy, do nó không bền, dễ dàng bị phân hủy thành ôxy phân tử và ôxy nguyên tử. Ví dụ:O3 dễ dàng ôxy hóa iodua đến iốt tự do:Giấy tẩm dung dịch kali ioduahồ tinh bột (giấy iốt tinh bột) chuyển ngay thành màu xanh khi có mặt ôzôn trong không khí, nhưng nó kém bền hơn ôxy, dễ bị phân hủy thành ôxy thường theo phản ứng:Ôzôn là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm chung. Nó có mùi hăng mạnh. Nó tồn tại với một tỷ lệ nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất. Nó có thể được tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím, ví dụ như trong các tia chớp, cũng như bởi tác động của bức xạ điện từ trường cao năng lượng. Ôzôn được điều chế trong máy ôzôn khi phóng điện êm qua ôxi hay qua không khí khô, tinh khiết. Trong thiên nhiên, ôzôn được tạo thành khi có sự phóng điện trong khí quyển (sấm, sét). [cần dẫn nguồn]Một số thiết bị điện có thể sản sinh ra ôzôn mà con người có thể ngửi thấy dễ dàng. Điều này đặc biệt đúng với các thiết bị sử dụng điện cao áp, như ti vi và máy phôtôcopy. Các động cơ điện sử dụng chổi quét cũng có thể sản sinh ôzôn do sự đánh lửa lặp lại bên trong khối. Các động cơ lớn, ví dụ những chiếc được sử dụng cho máy nâng hay máy bơm thủy lực, sản sinh nhiều ôzôn hơn các động cơ nhỏ.Mật độ tập trung cao nhất của ôzôn trong khí quyển nằm ở tầng bình lưu(khoảng 20 đến 50 km tính từ mặt đất), trong khu vực được biết đến như là tầng ôzôn. Tại đây, nó lọc phần lớn các tia cực tím từ Mặt Trời, là tia có thể gây hại cho phần lớn các loại hình sinh vật trên Trái Đất. Phương pháp tiêu chuẩn để đo lượng ôzôn trong khí quyển là sử dụng đơn vị Dobson (DU). Ôzôn sử dụng trong công nghiệp được đo bằng ppm (ví dụ các giới hạn phơi nắng của OSHA), và phần trăm theo khối lượng hay trọng lượng.Ôzôn do Christian Friedrich Schonbein phát hiện năm 1840.

Ôzôn

Số CAS 10028-15-6
Điểm sôi 161,3 K, −111,9 °C
Khối lượng mol 47,998 g·mol−1
Công thức phân tử O3
Danh pháp IUPAC Trioxy
Điểm nóng chảy 80,7 K, −192,5 °C
Khối lượng riêng 2,144 g·L−1 (0 °C), gas
Phân loại của EU không liệt kê
Độ hòa tan trong nước 0,105 g·100mL−1 (0 °C)
Bề ngoài khí màu xanh nhạt
Entropy mol tiêu chuẩn So298 237,7 J·K−1.mol−1
Entanpihình thành ΔfHo298 +142,3 kJ·mol−1