Tống_Ninh_Tông
Tống_Ninh_Tông

Tống_Ninh_Tông

Tống Ninh Tông (chữ Hán: 宋寧宗, 18 tháng 11, 1168 - 18 tháng 9, 1224), thụy hiệu đầy đủ là Pháp Thiên Bị Đạo Thuần Đức Mậu Công Nhân Văn Triết Vũ Thánh Duệ Cung Hiếu hoàng đế (法天備道純德茂功仁文哲武聖睿恭孝皇帝), tên thật là Triệu Khoách (趙擴), là hoàng đế thứ 13 của nhà Tống và cũng là hoàng đế thứ tư của nhà Nam Tống trong lịch sử Trung Hoa.Tống Ninh Tông là con trai của Tống Quang Tông, hoàng đế thứ 12 của triều Tống. Dưới hai triều vua Hiếu Tông, Quang Tông; Triệu Khoáng được phong một số chức tước danh dự trong triều đình nhưng chưa bao giờ được lập làm hoàng thái tử. Vào năm 1194, sau khi thượng hoàng Tống Hiếu Tông mất, Tống Quang Tông lấy cớ ốm yếu bệnh tật nên không để tang, các đại thần Triệu Nhữ Ngu (赵汝愚) và Hàn Thác Trụ (韓侂胄) cùng Hiến Thánh Ngô thị Thái hoàng Thái hậu buộc Quang Tông phải thoái vị và nhường ngôi cho Triệu Khoáng. Triệu Khoáng đăng cơ, tức là Tống Ninh Tông, còn Quang Tông lui về cung Thọ Khang làm Thái thượng hoàng.Tống Ninh Tông là ông vua rất trọng văn hóa, khuyến khích việc học, dùng những người có thực học để làm quan. Thời kỳ này, việc chính trị tương đối ổn định. Tuy nhiên, thời kỳ của ông lại khó khăn về kinh tế, nạn tham nhũng, lạm phát,...và chi phí vào việc quân đội để chống lại cuộc xâm lược liên miên của nhà Kim. Giống như phụ thân của mình, Ninh Tông là người nhu nhược yếu đuối, rất dễ bị chi phối bởi phụ nữ[2] Trong triều đại của mình ông đã dựng 75 ngồi đền và khắc văn bia - nhiều nhất trong lịch sử triều Tống.[3]. Suốt ba mươi năm ở ngôi của ông, quyền chính chủ yếu nằm trong tay quyền thần: Hàn Thác Trụ và sau đó là Sử Di Viễn. Về đối ngoại, giai đoạn này Tống và Kim xảy ra hai lần giao tranh: lần thứ nhất do triều Tống phát động gọi là Khai Hy bắc phạt kéo dài từ 1206 đến 1208 với chiến thắng nghiêng về phía Kim, và lần thứ hai từ 1217 đến 1223 do Kim khơi mào không phân thắng thua.Hậu cung của Tống Ninh Tông không sinh được con trai khiến ông phải chọn con cháu trong tông thất làm hoàng tự. Sau khi người con nuôi thứ nhất của Ninh Tông là Vinh vương Triệu Tuân qua đời (1220), Ninh Tông quyết định chọn Triệu Hoằng làm người kế vị. Năm 1224, Ninh Tông băng hà ở tuổi 57. Sử Di Viễn giả mạo chiếu chỉ phế truất hoàng tử Hồng, đưa Triệu Quân (趙昀) lên nối ngôi, tức là Tống Lý Tông.

Tống_Ninh_Tông

Kế nhiệm Tống Lý Tông
Thân mẫu Từ Ý hoàng hậu Lý Phượng Nương
Tên thậtNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên thật
Triệu Khoách (趙擴)
Triệu Khoáng (趙擴)
Niên hiệu
Khánh Nguyên: 1195-1201
Gia Thái: 1201-1204
Khai Hi: 1205-1207
Gia Định: 1208-1224
Thụy hiệu
Pháp Thiên Bị Đạo Thuần Đức Mậu Công Nhân Văn Triết Vũ Thánh Duệ Cung Hiếu hoàng đế
(法天備道純德茂功仁文哲武聖睿恭孝皇帝)
Miếu hiệu
Ninh Tông (寧宗)
Tiền nhiệm Tống Quang Tông
Thê thiếp Cung Thục hoàng hậu Hàn thị
Cung Thánh Nhân Liệt hoàng hậu Dương thị
Triều đại Nam Tống
Trị vì 11941224
Sinh (1168-11-18)18 tháng 11, 1168
Mất 18 tháng 9, 1224(1224-09-18) (55 tuổi)
Lâm An[1]
Tôn giáo Phật giáo
An táng Lăng Vĩnh Mậu
Hậu duệ Xem văn bản
Thân phụ Tống Quang Tông