Trận_chiến_Đại_Tây_Dương_(1939-1945)
Trận_chiến_Đại_Tây_Dương_(1939-1945)

Trận_chiến_Đại_Tây_Dương_(1939-1945)

 Newfoundland
 Canada
 Na Uy
Ba Lan
 Pháp Tự do
 Bỉ
 Hà Lan
 Hoa Kỳ (1941–45)
 Brasil (1942–45)
Pháp (1939–40) Ý (1940–43) Max K. Horton
Percy W. Nelles
Leonard W. Murray
Ernest J. KingChâu Á và Thái Bình Dương
Trung Quốc • Trung Thái Bình Dương • Đông Nam Á •
Tây Nam Thái Bình Dương • Nhật Bản • Mãn ChâuĐịa Trung Hải và Trung Đông
Adriatic • Bắc Phi • Đông Phi • Địa Trung Hải • Gibraltar • Malta • Balkan • Iraq • Syria-Liban • Bahrain • Palestine • Iran • Ý • Dodecanese • Miền Nam PhápCác mặt trận khác
Đại Tây Dương • Bắc Cực • Châu Mỹ • Tây Phi thuộc Pháp • Ấn Độ Dương • Mặt trận không chiến|-Trận chiến Đại Tây Dương được xem là trận chiến kéo dài nhất trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai[2][3][4] mặc dù có sử gia cho rằng đây không phải là một trận duy nhất mà là gồm một chuỗi nhiều trận hải chiến hay cuộc hành quân trên biển.[5] Cuộc chiến bắt đầu ngày 3 tháng 9 năm 1939 cho đến khi Đức Quốc xã đầu hàng năm 1945. Cao điểm của trận chiến là những năm 1940 - 1943 khi tàu ngầm (U-Boat) và các chiến hạm của hải quân Đức (Kriegsmarine) tấn công và đánh chìm nhiều đoàn tàu buôn và chiến hạm của Đồng Minh.Những đoàn tàu này thường là từ Hoa Kỳ theo phía nam Đại Tây Dương chở tiếp vận và vũ khí đến Anh QuốcLiên Xô, được hộ tống bởi hải quânkhông quân AnhCanada. Bắt đầu từ ngày 13 tháng 9 năm 1941 có thêm chiến hạm Hoa Kỳ tham gia hộ tống các đoàn tàu này.[6] Hải quân Ý theo phe Đức tham gia trận đánh từ ngày 10 tháng 6 năm 1940.Trận chiến này (từ tiếng Anh "Battle of the Atlantic" do thủ tướng Anh Winston Churchill nêu lên năm 1941) lan rộng khắp một vùng hải dương rộng lớn, kéo dài 6 năm, với hàng nghìn thuyền bè tham gia, hơn 100 đoàn tàu bị tấn công và đến cả ngàn trận đánh một chọi một giữa hai chiến hạm. Chiến thuật trên biển thay đổi liên tục, lúc bên này thắng thế, lúc bên kia thắng thế. Đồng Minh dần dần chiếm được thế thượng phong và đánh đuổi được chiến hạm địch ra khỏi chiến trường vào cuối năm 1942, và phá được chiến lược tàu ngầm và tháng 3 - 5 năm 1943. Hải quân Đức cố gắng trang bị thêm tàu ngầm hiện đại hơn vào năm 1945 nhưng đã quá trễ, không phục hồi được cục diện của chiến trường Đại Tây Dương.