Tiếng_Slav_Giáo_hội_cổ

Tiếng Slav Giáo hội cổTiếng Slav Giáo hội cổ (còn được rút gọn thành OCS, từ tên tiếng Anh Old Church Slavonic, trong tiếng Slav Giáo hội cổ: словѣ́ньскъ ѩꙁꙑ́къ, slověnĭskŭ językŭ), là ngôn ngữ Slav đầu tiên có nền văn học. Các thánh Kyrillô và Mêthôđiô (những nhà truyền giáo thể kỷ 9) của Byzantine được xem là những người đầu tiên chuẩn hóa tiếng Slav Giáo hội cổ và đã dịch Kinh Thánh, cũng như các văn bản tiếng tiếng Hy Lạp cổ, ra ngôn ngữ này, như một phần của quá trình Kitô giáo hóa người Slav.[2][3] Nó có lẽ chủ yếu dựa trên phương ngữ của người Slav Byzantine sống tại Thessalonica (nay là Hy Lạp). Tiếng Slav Giáo hội cổ có vai trò quan trọng trong lịch sử ngôn ngữ Slav, và là cơ sở và kiểu mẫu cho tiếng Slav Giáo hội mà một vài nhà thờ Chính thống giáo Đông phươngCông giáo Đông phương vẫn dùng như một ngôn ngữ nghi thức cho tới ngày nay. Vì là ngôn ngữ Slav cổ nhất được ghi nhận, tiếng Slav Giáo hội cổ cho thấy những đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ Slav nguyên thủy, tổ tiên chung của tất cả ngôn ngữ Slav.

Tiếng_Slav_Giáo_hội_cổ

Glottolog chur1257  Church Slavic[1]
Phân loại Ấn-Âu
Linguasphere 53-AAA-a
Khu vực Đông Âu
Hệ chữ viết Glagolit, Kirin
ISO 639-1 cu (với tiếng Slav Giáo hội)
ISO 639-3 chu (với tiếng Slav Giáo hội)
ISO 639-2 chu
Sử dụng tại Tại những vùng Slav, dưới ảnh hưởng của Byzantine (cả Công giáo La Mã và Chính thống giáo Đông phương)