Tiếng_Khiết_Đan

Tiếng Khiết ĐanTiếng Khiết Đan hay tiếng Khất Đan ( trong đại tự Khiết Đan trong tiểu tự Khiết Đan, Khitai;[3] tiếng Trung: phồn thể 契丹, Qìdānyǔ), cũng gọi là tiếng Liêu, là một ngôn ngữ đã biến mất từng được nói bởi người Khiết Đan (thế kỷ 4-13). Nó là ngôn ngữ chính thức của nhà Liêu (907–1125) và Tây Liêu (1124–1218).Tiếng Khiết Đan nhiều khả năng có liên quan đến các ngôn ngữ Mongol;[4] Juha Janhunen phát biểu, "Cái ý tưởng đang nhận được ủng hộ là rằng tiếng Khiết Đan là một ngôn ngữ mà ở một số khía cạnh cực kỳ khác biệt với các ngôn ngữ được lịch sử ghi nhận là Mongol. Nếu điều này được chứng minh, tiếng Khiết Đan, thực sự, nên được phân loại như một ngôn ngữ Liên Mongol."[1]Tiếng Khiết được viết bằng hai hệ chữ khác nhau, là đại tự Khiết Đantiểu tự Khiết Đan.[1] Bộ tiểu tự, một hệ chữ âm tự (như HiraganaKatakana của tiếng Nhật), đã được sử dụng cho tới khi triều nhà Kim nói tiếng Nữ Chân thay thế nó năm 1191.[5] Bộ đại tự là một hệ chữ tượng hình (như chữ Hán) và có thể từng được dùng bởi những nhóm dân tộc Liên Mongol như Thác Bạt.