Thuận_Trị
Thuận_Trị

Thuận_Trị

Thanh Thế Tổ[nb 1] (chữ Hán: 清世祖; 15 tháng 3 năm 1638 – 5 tháng 2 năm 1661), Hãn hiệu Ngạch Da Nhĩ Trát Tát Khắc Hãn (额耶尔札萨克汗), họ Ái Tân Giác La, húy Phúc Lâm[5], là Hoàng đế thứ ba và đầu tiên của nhà Thanh cai trị Trung Quốc sau khi Đại Thanh nhập quan, từ năm 1644 đến năm 1661. Ông có niên hiệuThuận Trị (顺治), nên thường được gọi là Thuận Trị Đế (顺治帝). Sau khi Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực băng hà, Hội đồng Nghị chính Vương đại thần đã đề cử ông lên ngôi đại thống kế vị vào tháng 9 năm 1643, lúc đó ông mới có 6 tuổi, và cử ra trong Tông thất hai người đồng Nhiếp chính: Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn (16121650), Hoàng thập tứ tử của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, cùng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng (15991655), cháu trong họ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.Từ năm 1643 đến năm 1650, quyền lực chính trị phần lớn nằm trong tay Đa Nhĩ Cổn. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đại Thanh đã công chiếm đại bộ phận lãnh thổ của nhà Minh (13681644) cũ, buộc chính quyền nhà Nam Minh phải chạy sâu xuống các tỉnh phía nam, thiết lập nền thống trị của người Mãn Châu trên khắp lãnh thổ Trung Quốc bằng những chính sách gây mất lòng người như "lệnh cắt tóc" ("Thế phát lệnh", 薙髮令) năm 1645, buộc tất cả nam giới người Hán phải cạo nửa đầu và thắt phần tóc còn lại thành tóc đuôi sam theo phong tục của người Mãn Châu. Sau khi Đa Nhĩ Cổn qua đời vào cuối năm 1650, Hoàng đế đích thân chấp chính. Ông làm việc nỗ lực và gặt hái được thành công bước đầu trong việc chống nạn tham nhũng và hạn chế quyền lực của giới quý tộc Mãn Châu.Những năm 1650, Thuận Trị phải đối mặt với sự hồi phục của lực lượng phản Thanh phục Minh, nhưng đến năm 1661 nhà Thanh đã đánh bại những đối thủ cuối cùng là di thần nhà Nam Minh Trịnh Thành Công (1624 – 1662) và Vĩnh Lịch Đế Chu Do Lang (1623 – 1662), sang năm sau Trịnh Thành Công mất tại Đài Loan còn Vĩnh Lịch Đế bị quân Thanh bắt và hành hình. Thuận Trị Hoàng đế băng hà năm 24 tuổi vì bệnh đậu mùa, một bệnh truyền nhiễm không có thuốc chứa vào thời đó. Người kế vị ông, Hoàng tam tử Huyền Diệp, đã sống sót qua căn bệnh đó và cai trị Trung Quốc trong 61 năm tiếp theo với niên hiệu Khang Hi, tức Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế.Bởi vì những sử liệu ghi lại về thời Thuận Trị ít hơn những giai đoạn sau, nên 18 năm trị vì của ông tương đối ít được biết đến trong lịch sử nhà Thanh.

Thuận_Trị

Tên đầy đủNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La·Phúc Lâm
(愛新覺羅·福臨)
Mãn Châu: fulin ᡶᡠᠯᡳᠨ
Niên hiệu
Thuận Trị (順治)[1][2]
Thụy hiệu
Thể Thiên Long Vận Định Thống Kiến Cực Anh Duệ Khâm Văn Hiển Vũ Đại Đức Hoằng Công Chí Nhân Thuần Hiếu Chương Hoàng đế
體天隆運定統建極英睿欽文顯武大德弘功至仁純孝章皇帝[3]Listen (trợ giúp·thông tin)[4]
Miếu hiệu
Thế Tổ (世祖)
Kế nhiệm Thanh Thánh Tổ
Thân mẫu Hiếu Trang Văn Hoàng hậu
Tiền nhiệm Thanh Thái Tông
Nhiếp chính Đa Nhĩ Cổn (1643 – 1650)
Tế Nhĩ Cáp Lãng (1643 – 1647)
Đa Đạc (1647 – 1649)
Đăng quang 8 tháng 10 năm 1643
Sinh (1638-03-15)15 tháng 3 năm 1638
Thịnh Kinh, Liêu Đông, Đại Thanh
Mất 5 tháng 2 năm 1661(1661-02-05) (22 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Đại Thanh
Tôn giáo Phật giáo
An táng Hiếu lăng, Thanh Đông lăng
Tại vị 8 tháng 10 năm 1643 – 5 tháng 2 năm 1661
&0000000000000017.00000017 năm, &0000000000000120.000000120 ngày
Thân phụ Thanh Thái Tông

Liên quan