Thiôête

Thiôête (còn gọi là thioete) là một nhóm chức trong hóa hữu cơ có cấu trúc R-S-R1, trong đó R, R1 là bất kỳ nhóm hữu cơ nào. Thiôête là tương tự như ête ngoại trừ việc nó chứa nguyên tử lưu huỳnh thay vì chứa nguyên tử oxy. Do các thuộc tính hóa học của oxy và lưu huỳnh là tương tự nhau, vì chúng năm cùng một nhóm (nhóm VI) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố(hay quen gọi là bảng tuần hoàn men-đê-lê-ép), nên các thuộc tính hóa học của cả hai nhóm chức này là tương tự nhau.Nhóm chức này có tầm quan trọng nhỏ trong sinh học, nổi tiếng nhất là trong amino acid methionine.Một đặc điểm đặc trưng của các thiôête, tương tự như các hợp chất chứa lưu huỳnh khác, là các thiôête đơn giản dễ bay hơi đều có mùi hôi khó ngửi.Một khác biệt với các ête là các ête (R-O-R1) chỉ có thể bị oxy hóa thành các perôxít (R-O-O-R1), trong khi các thiôête (R-S-R1) có thể bị oxy hóa tiếp thành các đisulfua (R-S-S-R1) hay thành sulfôxít (R-S(=O)-R1), mà chúng lại có thể bị oxy hóa tiếp thành các sulfon (R-S(=O)2-R1).Về mặt hóa sinh học, liên kết thiôête được tạo ra khi nhóm vinyl phản ứng với nhóm sulfhiđryl, chia cắt liên kết đôi và liên kết nguyên tử lưu huỳnh với nguyên tử cacbon (không liên kết trước đó với phân tử gốc), như trong phản ứng sau:R-CH=CH2 + HS-R1 -> R-CH2-CH2-S-R1