SMS_Prinzregent_Luitpold
SMS_Prinzregent_Luitpold

SMS_Prinzregent_Luitpold

list error: <br /> list (help)
10 × pháo SK 30,5 cm (12,0 in) L/50 (5×2);
14 × pháo SK 15 cm (5,9 in) L/45;
12 × pháo 8,8 cm (3,5 in);
list error: <br /> list (help)
đai giáp: 350 mm (14 in)[1];
tháp pháo: 300 mm (12 in)[1];
khẩu đội: 170 mm (6,7 in);
SMS Prinzregent Luitpold, tên đặt theo Hoàng tử nhiếp chính Luitpold của Bavaria, là chiếc thứ năm cũng là chiếc cuối cùng trong lớp thiết giáp hạm Kaiser của Hải quân Đế quốc Đức trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Prinzregent Luitpold được đặt lườn vào ngày tháng 10 năm 1910 tại xưởng tàu của hãng GermaniawerftKiel, hạ thủy vào ngày 17 tháng 2 năm 1912 và đưa ra hoạt động cùng hạm đội vào ngày 19 tháng 8 năm 1913. Con tàu trang bị mười khẩu pháo 30,5 xentimét (12,0 in) bố trí trên năm tháp pháo nòng đôi, và đạt tốc độ tối đa 21,7 hải lý trên giờ (40,2 km/h; 25,0 mph). Prinzregent Luitpold được phân về Hải đội Chiến trận 3, và sau đó là Hải đội Chiến trận 4, của Hạm đội Biển khơi Đức trong hầu hết thời gian của Thế Chiến ICùng với các tàu chị em cùng lớp Kaiser, Friedrich der Grosse, KaiserinKönig Albert, Prinzregent Luitpold đã tham gia hầu hết các hoạt động hạm đội chủ yếu trong Thế Chiến I, bao gồm trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916. Nó cũng hiện diện trong Chiến dịch Albion, cuộc tấn công đổ bộ chiếm các cứ điểm do Nga chiếm giữ tại vịnh Riga trong biển Baltic vào cuối năm 1917.Sau khi Đức thua trận trong chiến tranh buộc phải ký Thỏa thuận Ngừng bắn vào tháng 11 năm 1918, Prinzregent Luitpold cùng với hầu hết tàu chiến chủ lực của Hạm đội Biển khơi bị lưu giữ tại căn cứ Hải quân Anh ở Scapa Flow. Các con tàu bị giải giới, thủy thủ đoàn được rút gọn ở vai trò bảo trì trong khi quá trình thương lượng hòa bình diễn ra để đưa đến Hiệp ước Versailles. Vào ngày 21 tháng 6 năm 1919, tư lệnh của hạm đội bị cầm giữ, Chuẩn Đô đốc Ludwig von Reuter ra lệnh đánh đắm hạm đội nhằm đảm bảo người Anh không thể chiếm các con tàu. Xác tàu đắm của Prinzregent Luitpold cuối cùng được cho nổi lên vào tháng 7 năm 1931 và tháo dỡ vào năm 1933.