Rìa_lục_địa
Rìa_lục_địa

Rìa_lục_địa

Rìa lục địa (tiếng Anh: continental margin) là đới chuyển tiếp giữa lục địa và đại dương, ngăn cách vỏ đại dương của đồng bằng biển thẳm (bồn đại dương) với vỏ lục địa dày hơn.[1] Khoản 3, Điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển định nghĩa rìa lục địa "là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi đáy biển tương ứng với thềm, dốc và bờ, cũng như lòng đất dưới đáy của chúng. Rìa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm lòng đất dưới đáy của chúng."[2][Ghi chú 1] Rìa lục địa chiếm 28% diện tích vùng đại dương trên Trái Đất.[3]Có thể chia rìa lục địa làm hai loại là rìa lục địa thụ động và rìa lục địa tích cực. Rìa lục địa thụ động là loại rìa lục địa nằm đối diện với mép của các mảng phân kì, và vì thế thường có ít hoạt động núi lửađộng đất. Loại hình này thường gặp ở ven Đại Tây Dương. Ngược lại, rìa lục địa tích cực là loại rìa lục địa nằm gần mép của các mảng hội tụ hoặc gần những nơi mà các mảng kiến tạo trượt lên nhau, đặc trưng bởi hoạt động núi lửa và động đất. Loại hình này thường gặp ở ven Thái Bình Dương. Rìa lục địa thường được chia thành ba bộ phận chính là thềm lục địa, dốc lục địa và bờ lục địa:[4]