Rockwell_B-1_Lancer
Rockwell_B-1_Lancer

Rockwell_B-1_Lancer

B-1 Lancermáy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xoè của Không quân Hoa Kỳ, sử dụng bốn động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h (Mach 1,25), có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86Btên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác. Năm 2017, Không quân Hoa Kỳ đang sở hữu 62 chiếc Lancer, số máy bay này dự kiến sẽ hoạt động đến năm 2030.Phiên bản B-1A được phát triển vào đầu năm 1970, nó được dự kiến sẽ đạt vận tốc Mach 2 ở độ cao lớn, vì vậy phần vỏ của nó phải làm bằng hợp kim titan và do đó làm giá thành tăng lên tới 70 triệu đô la theo thời giá năm 1975 (tương đương gần 500 triệu đô la thời giá năm 2020). Mặt khác, hợp kim titan khi đó chỉ có duy nhất một nước chế tạo được là Liên Xô, cũng có nghĩa là Hoa Kỳ phải nhập khẩu nguyên liệu chế tạo từ Liên Xô, và nếu xảy ra chiến tranh giữa hai bên thì Mỹ sẽ không thể chế tạo tiếp B-1A. Do vậy, việc sản xuất hàng loạt B-1A đã bị hủy bỏ và chỉ có bốn nguyên mẫu được chế tạo. Năm 1980, dự án B-1 lại được để ý đến do nó được phát hiện có khả năng đánh bom xâm nhập thấp chớp nhoáng. Do những khó khăn của việc chế tạo B-1A, các yêu cầu thiết kế đối với phiên bản B-1B đã được giảm xuống, vận tốc tối đa của B-1B chỉ đạt Mach 1,25. B-1B đã được phê duyệt và bắt đầu phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ vào năm 1986 như là một kiểu máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tốc độ cao. Vào những năm 1990, nó đã được chuyển đổi sang sử dụng ném bom thông thường. B-1 được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên năm 1998 trong Chiến dịch Cáo sa mạc. Nó tiếp tục hỗ trợ quân đội MỹNATOAfghanistanIraq.Trong suốt quá trình hoạt động của mình thì các chỉ trích B-1 không thiếu với hơn ba thập niên bị phàn nàn trước khi tìm được cách khắc phục. Khi được nhận vào phục vụ thì bánh răng dùng để hạ cánh của máy bay bị nứt, động cơ của máy bay bị rò rỉ nhiên liệu và trong một số trường hợp rơi luôn ra khỏi máy bay. Các còi báo động động cơ gặp trục trặc tự nhiên kêu dù chẳng có gì xảy ra. Ra đa địa hình cho hình ảnh sai lệch cũng như không tương thích với hệ thống vũ khí mới. Máy bay được cho là có một số khả năng tàng hình, có nghĩa là nó là khó phát hiện bởi ra-đa, nhưng như Thompson nói: "Bất kỳ ra đa tốt nào cũng có thể theo dõi nó."[2].Từ năm 1984 tới 2001, 10 chiếc B-1 đã bị phá hủy do tai nạn khiến 17 phi công thiệt mạng[3] Từ 2002 tới 2019 có thêm 2 chiếc B-1 bị phá hủy do tai nạn[4]. Tổng cộng 12 chiếc bị mất do tai nạn, chiếm 11,5% số máy bay B-1 được chế tạo.

Rockwell_B-1_Lancer

Quốc gia chế tạo Hoa Kỳ
Trang bị cho Không quân Hoa Kỳ
Giá thành B-1B: 283.1 triệu USD vào năm 1998[1] (415 triệu USD vào năm 2018)
Tình trạng Đang phục vụ
Số lượng sản xuất B-1A: 4
B-1B: 100
Kiểu Máy bay ném bom chiến lược hạng nặng siêu thanh
Được chế tạo 1973–1974, 1983–1988
Ra mắt 1 tháng 10 năm 1986
Hãng sản xuất North American Rockwell/Rockwell International
Boeing
Chuyến bay đầu tiên 23 tháng 12 năm 1974

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rockwell_B-1_Lancer http://www.boeing.com/defense-space/military/b1-la... http://www.boeing.com/defense-space/military/b1-la... http://www.boeing.com/history/bna/b1b.htm http://www.flightglobal.com/airspace/media/militar... http://www.nytimes.com/2001/08/01/us/much-maligned... http://oea.larc.nasa.gov/PAIS/Partners/B_1B.html http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/... http://www.b1b.wpafb.af.mil/ http://globalsecurity.org/wmd/systems/b-1.htm https://www.britannica.com/technology/B-1-bomber-a...