Quân_đội_Đế_quốc_La_Mã
Quân_đội_Đế_quốc_La_Mã

Quân_đội_Đế_quốc_La_Mã

Quân đội Đế quốc La Mã là lực lượng vũ trang được triển khai bởi các đế chế La Mã trong thời kỳ Nguyên thủ (30 TCN - 284). Theo người sáng lập-hoàng đế Augustus (trị vì 30 TCN - 14), các quân đoàn, được hình thành số khoảng 5.000 bộ binh hạng nặng được tuyển dụng từ các công dân La Mã. Các binh sĩ của quân đội đế quốc La Mã đều là những quân nhân chuyên nghiệp và họ tình nguyện tham gia phục vụ 25 năm trong quân ngũ. Nhiệm vụ chính của quân đội La Mã vào đầu thời kì đế quốc đầu đó là bảo vệ nền Thái bình La Mã (Pax Romana).[1] Ba bộ phận chính của quân đội đó là:Trong và sau cuộc nội chiến, Octavianus giảm số lượng to lớn của các Binh đoàn Lê dương La Mã (gồm hơn 60 Binh đoàn)[2] xuống còn 28 Binh đoàn - một con số dễ chấp nhận và kiểm soát hơn nhiều.[2] Một số Binh đoàn bị ngờ vực về sự trung thành chỉ đơn giản là bị sa thải. Các Binh đoàn khác được hợp nhất - sự thật này được gợi nên qua biệt hiệu Gemina (Anh em song sinh).[2]Năm 9, các bộ tộc German tận diệt ba Binh đoàn La Mã trong trận rừng Teutoburg. Thảm họa này giảm số lượng các Binh đoàn xuống còn 25. Sau này, tổng số các Binh đoàn sẽ lại được tăng lên và trong vòng 300 năm sau, La Mã luôn luôn có chừng trên dưới 30 Binh đoàn.[3]Augustus cũng thành lập đội Cận vệ của Hoàng đế La Mã (Praetoriani): chín cohorts có vẻ là để gìn giữ nền hòa bình chung và đóng quân tại Ý. Được trả lương hậu hĩnh hơn các Binh đoàn, các Cận vệ cũng phục vụ ngắn hạn hơn; thay vì phục vụ theo thời gian tiêu chuẩn của các Binh đoàn là 25 năm, họ về phép sau 16 năm tại nhiệm.[4]Tuy quân trợ chiến (tiếng Latinh: auxilia = những hỗ trợ) không nổi danh các Binh đoàn, họ có tầm quan trọng không nhỏ. Khác với các Binh đoàn, quân trợ chiến được tuyển mộ từ người không có quyền công dân. Được tổ chức trong các đơn vị nhỏ hơn gồm toàn là lính cohort, họ được trả thù lao ít hơn các Binh đoàn, và sau 25 năm phục vụ trong quân đội, họ cùng các con mình được trao quyền công dân La Mã. Theo Tacitus[5] quân trợ chiến cũng có số lượng xấp xỉ bằng các Binh đoàn. Từ thời điểm đó La Mã có 25 Binh đoàn với khoảng 5.000 lính, ta suy ra quân trợ chiến cũng có chừng khoảng 125.000 binh sĩ, vậy là có xấp xỉ 250 trung đoàn trợ chiến.[6]

Quân_đội_Đế_quốc_La_Mã

Hoạt động 30 TCN - 284 CN
Quân chủng Quân đội
Giải tán Trở thành Quân đội Hậu La Mã
Quy mô Tại lúc đỉnh điểm dưới triều Septimius Severus bao gồm 500.000 quân:
• 182.000 lính Lê dương
• 250.000 quân trợ chiến
• ~10.000 Cận vệ Hoàng đế
• 40.000 lính Hải quân
• 11.000 quân mọi rợ
Khẩu hiệu Senatus Populusque Romanus
(Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã)
Quốc gia Đế quốc La Mã
Bộ phận chính Các Quân đoàn La Mã, Quân trợ chiến, Cận vệ Praetoriani
Linh vật Aquila (Đại bàng)

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa