Quan_hệ_Nhật_Bản_–_Tòa_Thánh
Quan_hệ_Nhật_Bản_–_Tòa_Thánh

Quan_hệ_Nhật_Bản_–_Tòa_Thánh

Quan hệ giữa Tòa ThánhNhật Bản được chính thức thành lập vào năm 1919, khi chính phủ Nhật Bản chấp nhận yêu cầu của Tòa Thánh để gửi một Khâm sứ Tòa Thánh đến đất nước của họ.[1] Mãi đến năm 1942, Nhật Bản mới bắt đầu quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước, khiến nó trở thành quốc gia châu Á đầu tiên có đại diện của Tòa Thánh và mãi cho đến năm 1958, phái bộ Nhật Bản tại VaticanRoma mới được nâng cấp lên đại sứ quán. Quyết định được Thiên hoàng Showa ban hành trong Thế chiến II, với hy vọng rằng Vatican có thể đóng vai trò như một bên hòa giải cho các cuộc đàm phán giữa Nhật Bản và các nước Đồng Minh.[2]Tuy nhiên, lịch sử của họ lại xa xưa hơn, kể từ khi Thánh Phanxicô Xaviê trở về đảo Kyushu vào năm 1549 với tư cách là một nhà truyền giáo. Một phái đoàn gồm bốn phái viên trẻ người Nhật đi cùng ông trở về châu Âu và thăm viếng một số nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có Giáo hoàng Gregory XIII. Họ được chào đón bằng sự tán tụng và đưa Nhật Bản đến với sự chú ý của Vatican. Việc mở rộng Kitô giáo tại Nhật Bản tiếp tục trong nhiều thập kỷ cho đến khi nó bị cấm vào đầu thế kỷ 17, vẫn tồn tại cho đến khi được Thiên hoàng Minh Trị dỡ bỏ vào năm 1873[2] như là một phần trong cuộc duy tân của ông. Tuy nhiên, số lượng người Công giáo ở Nhật Bản vẫn luôn nhỏ, chiếm chưa tới 0,5% dân số.Ngày nay, Tòa Thánh và Nhật Bản tham gia vào sự hợp tác chặt chẽ về văn hóa. Tòa Thánh duy trì một Sứ thần Tòa Thánh (phái bộ ngoại giao) ở Tokyo, trong khi Nhật Bản có một đại sứ quán được công nhận tại Vatican ở Roma.