Hirohito
Hirohito

Hirohito

Thiên hoàng Chiêu Hòa (昭和天皇 (Chiêu Hòa Thiên hoàng), Shōwa tennō?, (1901-04-29)29 tháng 4, 1901 - (1989-01-07)7 tháng 1, 1989), tên thật là Hirohito (裕仁 (Dụ Nhân), Hirohito? phiên âm tiếng Việt: Hirôhitô), là vị Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản theo danh sách Thiên hoàng truyền thống. Ông làm vua từ năm 1926 đến 1989, có thời gian trị vì dài hơn bất cứ một Thiên hoàng nào khác trong lịch sử Nhật Bản, và là vị vua cuối cùng ủng hộ sự thần thánh của Thiên hoàng. Trong cuộc đời ông đã chứng kiến không ít sự kiện quan trọng trong lịch sử nước Nhật.[1]Mặc dù được biết tới bên ngoài Nhật Bản với tên riêng Hirohito, các tài liệu của Nhật Bản hiện nay chỉ sử dụng tên Thiên hoàng Chiêu Hòa để nói tới ông vì Chiêu Hòa vừa là niên hiệu duy nhất trong thời gian Thiên hoàng ở ngôi, và cũng là thụy hiệu sau khi qua đời của ông. Tại Nhật Bản việc sử dụng tên riêng (Hirohito) để nói tới vị Thiên hoàng bị cho là một hành động phạm thượng.[2]Chiêu Hòa là triều vua lâu dài nhất trong lịch sử Nhật Bản. Trong thời kỳ này, xã hội Nhật có sự thay đổi lớn lao. Trước thời Chiêu Hòa, Nhật Bản đã trở thành một đất nước giàu mạnh nhờ cuộc Minh Trị Duy Tân được thực hiện từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên Nhật vẫn còn là một nhà nước nông nghiệp với các cơ sở công nghiệp vẫn còn hạn chế.[1] Trong những năm 1930, việc quân sự hoá nước Nhật đã dẫn tới việc Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, châu Á - Thái Bình Dương và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Thiên hoàng Chiêu Hòa, với tư cách là người đứng đầu quốc gia và quân đội Nhật, đã tuyên bố nước Nhật đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng Minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945.Hirohito sống vào thời kỳ đặc biệt quan trọng thứ hai trong lịch sử cận đại Nhật Bản, sau cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Minh Trị năm xưa.[1] Sau chiến tranh, Thiên hoàng bắt tay vào việc tái thiết Nhật Bản trong khi đất nước bị xâm chiếm. Ngày 3 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp mới của Nhật được ban bố. Hiệp ước có hiệu lực vào ngày 3 tháng 5 năm 1947, đã quy định Thiên hoàng chỉ là "Biểu tượng của quốc gia, và cho sự hoà hợp của dân tộc", chứ không có quyền lực chính trị.[3] Công cuộc tái thiết đã khiến Nhật Bản trở thành một quốc gia dân chủ với mức độ đô thị hóa cao và là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về công nghiệpkhoa học kỹ thuật. Sự "thần kỳ" của nước Nhật thời bấy giờ đã khiến cho các nước khác thực sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ.[1]Ngoài ra, ông cũng là một nhà nghiên cứu sinh học thực hiện một số công trình về sinh vật học biển. Ông qua đời năm 1989Hoàng thái tử Akihito lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Bình Thành.

Hirohito

Thân mẫu Trinh Minh hoàng hậu
Kế nhiệm Thiên hoàng Bình Thành
Tiền nhiệm Thiên hoàng Đại Chính
Hoàng gia ca Kimi ga Yo
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Công chúa Shigeko
Công chúa Sachiko
Công chúa Kazuko
Công chúa Atsuko
Thiên hoàng Akihito
Hoàng tử Hitachi
Công chúa Takako
Sinh (1901-04-29)29 tháng 4, 1901
Cung Thanh Sơn, Tokyo,  Nhật Bản
Mất 7 tháng 1, 1989(1989-01-07) (87 tuổi)
Đại cung Ngự sở Xuy Thượng, Tokyo,  Nhật Bản
Nghề nghiệp Hoàng đế, Chính trị gia, Nhà sinh vật học biển
Tôn giáo Thần đạo
Hoàng tộc Nhà Yamato
Hoàng hậuHoàng hậu
Hoàng hậu
Hương Thuần Hoàng hậu
Tên thậtNiên hiệu
Tên thật
Michinomiya Hirohito
Niên hiệu
Chiêu Hòa1926 - 1989
Tại vị 25 tháng 12 năm 19267 tháng 1 năm 1989 (&0000000000000062.00000062 năm, &0000000000000013.00000013 ngày)
Thân phụ Thiên hoàng Đại Chính
Thủ tướng Tanaka Giichi
Hamaguchi Osachi
Wakatsuki Reijirō
Inukai Tsuyoshi
Takahashi Korekiyo (quyền)
Saitō Makoto
Okada Keisuke
Hirota Kōki
Hayashi Senjūrō
Fumimaro Konoe
Hiranuma Kiichirō
Abe Nobuyuki
Mitsumasa Yonai
Fumimaro Konoe
Hideki Tōjō
Kuniaki Koiso
Kantarō Suzuki
Higashikuni Naruhiko
Kijūrō Shidehara
Tetsu Katayama
Hitoshi Ashida
Shigeru Yoshida
Ichirō Hatoyama
Tanzan Ishibashi
Nobusuke Kishi
Hayato Ikeda
Eisaku Satō
Kakuei Tanaka
Takeo Miki
Takeo Fukuda
Masayoshi Ōhira
Masayoshi Itō (quyền)
Zenkō Suzuki
Yasuhiro Nakasone
Noboru Takeshita