Núi_Athos
Núi_Athos

Núi_Athos

Núi Athos (/ˈæθɒs/; tiếng Hy Lạp: Άθως, Áthos [ˈaθos]) là một ngọn núi, bán đảoMacedonia, đông bắc Hy Lạp. Đây cũng là một trung tâm quan trọng của tu viện Chính thống giáo Đông phương. Nó được quản lý như là một lãnh thổ phụ thuộc tự trị ở Hy Lạp. Núi Athos là nơi có 20 tu viện thuộc thẩm quyền của Thượng Phụ Đại Kết của Constantinople.Núi Athos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Núi Thánh" (Ἅγιον Ὄρος, Hágion Óros). Trong một số ngôn ngữ khác bao gồm BulgariaSerbia Света гора, Sveta gora; Nga Святая гора, Svyataya gora; Gruzia მთაწმინდა, mtats’minda sử dụng cho ngọn núi này cũng đều có nghĩa là "Dãy núi Thánh". Trong thời kỳ Hy Lạp cổ điển, ngọn núi được gọi là Athos còn bán đảo nơi nó tọa lạc có tên là Acté hoặc Akté (Ἀκτή).Núi Athos đã có người ở từ thời cổ đại và được biết đến với sự hiện diện Kitô giáo liên tục gần 1.800 năm và truyền thống lịch sử lâu đời, khi các tu viện tồn tại ít nhất từ năm 800 sau Công nguyên, vào thời kỳ Byzantine. Ngày nay, hơn 2.000 tu sĩ từ Hy Lạp và nhiều quốc gia khác, bao gồm các quốc gia Chính thống giáo phương Đông như Rumani, Moldova, Gruzia, Bulgaria, Serbia và Nga sống một cuộc sống khổ hạnh tại núi Athos cô lập với phần còn lại của thế giới. Các tu viện Athonite có một bộ sưu tập phong phú các hiện vật được bảo quản tốt, sách quý hiếm, tài liệu cổ và tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử to lớn. Núi Athos đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1988.Mặc dù núi Athos là một phần của Liên minh châu Âu như phần lãnh thổ của Hy Lạp nhưng Nhà nước Tu viện Núi Thánh và các tổ chức Athonite có quyền tài phán đặc biệt được tái khẳng định trong quá trình Hy Lạp gia nhập Cộng đồng Châu Âu (tiền thân của Liên minh châu Âu).[1] Điều này trao quyền cho chính quyền của Nhà nước Tu viện để điều chỉnh sự di chuyển tự do của người và hàng hóa trong ranh giới và đặc biệt hơn khi chỉ có nam giới mới được phép vào.