Mặt_trận_phía_Đông_(Thế_chiến_thứ_nhất)
Mặt_trận_phía_Đông_(Thế_chiến_thứ_nhất)

Mặt_trận_phía_Đông_(Thế_chiến_thứ_nhất)

Stallupönen • Gumbinnen • Tannenberg • Hồ Masuren lần 1Trận Lemberg thứ nhấtKraśnik • Komarow • Rawa • Przemyśl1914Sông Wisla • Łódź • Limanowa-Lapanów1915Bolimów • Hồ Masuren lần 2 • Gorlice-Tarnów • Bug • Novogeorgievsk • Đại rút lui • Švenčionys1916Hồ Naroch • Cuộc tổng tấn công của Brusilov (Kostiuchnówka • Kowel) • Cuộc chiến Đêm Giáng sinh1917 - 1918Mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các chiến trường ở Đông ÂuTrung Âu. Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất tuy có sự khác nhau về địa lý nhưng diễn ra song song với nhau và có những ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Mặt trận phía Đông bắt đầu từ tháng 8 1914 khi Đế chế Đức tuyên chiến với Đế quốc Nga và kết thúc vào tháng 3 1918 sau hòa ước Brest-Litovsk giữa nước Nga Xô ViếtĐế chế Đức. Chiến thắng trên Mặt trận phía Đông đã mang lại cho nước Đức thêm nhiều lãnh thổ, cho đến khi mất hết sau chiến tranh.[1]Chiến tuyến ở mặt trận phía đông trải dài hơn mặt trận phía tây. Chiến trường kéo dài theo chiều ngang từ biển Baltic ở phía tây cho đến Moskva ở phía đông khoảng 1200 kilometers và trải dài theo chiều dọc từ Saint Petersburg ở phía bắc cho đến biển Đen ở phía nam khoảng 1.600 kilometers. Điều này cũng ảnh hưởng đến cảnh quan chiến trường ở mặt trận này. Trong khi ở mặt trận phía tây là hệ thống chiến hào dày đặc do đặc điểm chiến tranh trận địa thì ở mặt trận phía đông chiến tranh được tiến hành cơ động hơn nên hệ thống chiến hào không phổ biến bằng. Và cũng do chiến tuyến quá rộng nên việc chọc thủng phòng tuyến là dễ dàng hơn so với mặt trận phía tây vì mật độ quân thưa thớt và hệ thống thông tin liên lạc kém phát triển nên phe phòng thủ khi mất chiến tuyến không kịp gọi quân tiếp viện đến để lập phòng tuyến mới phía sau, một đặc điểm nữa là địa hình ở mặt trận này là đa phần đất rắn nên khó có thể xây dựng các chiến hào trong khi ở mặt trận phía tây đa phần là đất mềm và bùn.Do những đặc điểm về hệ thống phòng thủ như vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến diễn biến ở mặt trận phía đông trong thế chiến thứ nhất. Các cuộc chọc thủng phòng tuyến thường xuyên diễn ra ở quy mô lớn mà tiêu biểu là trong năm 1915, quân Đức đã đánh bại quân Nga liên tục và chiến tuyến đã được dời về phía đông rất xa hay cuộc tổng tấn công của tướng Brusilov đã đánh bại hoàn toàn quân chủ lực của đế quốc Áo-Hung tại Galicia vào năm 1916.

Mặt_trận_phía_Đông_(Thế_chiến_thứ_nhất)

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian
  • 17 tháng 8 năm 1914 – 3 tháng 3 năm 1918
    (3 năm, 6 tháng và 2 tuần)
Địa điểm
Kết quảLiên minh Trung tâm do Đức dẫn đầu chiến thắng
Kết quả Liên minh Trung tâm do Đức dẫn đầu chiến thắng
Thời gian
  • 17 tháng 8 năm 1914 – 3 tháng 3 năm 1918
    (3 năm, 6 tháng và 2 tuần)
Địa điểm