Cuộc_tổng_tấn_công_của_Brusilov
Cuộc_tổng_tấn_công_của_Brusilov

Cuộc_tổng_tấn_công_của_Brusilov

Stallupönen • Gumbinnen • Tannenberg • Hồ Masuren lần 1Trận Lemberg thứ nhấtKraśnik • Komarow • Rawa • Przemyśl1914Sông Wisla • Łódź • Limanowa-Lapanów1915Bolimów • Hồ Masuren lần 2 • Gorlice-Tarnów • Bug • Novogeorgievsk • Đại rút lui • Švenčionys1916Hồ Naroch • Cuộc tổng tấn công của Brusilov (Kostiuchnówka • Kowel) • Cuộc chiến Đêm Giáng sinh1917 - 1918Chiến dịch tấn công Brusilov là cuộc tấn công diễn ra từ 4 tháng 6 đến ngày 20 tháng 9 năm 1916 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất của Đế quốc Nga nhằm vào Đế quốc Áo-Hung tại Galicia. Với số lượng tù binh đáng ấn tượng,[7] trận Brusilov thể hiện nỗ lực lớn nhất của nước Nga trong cuộc chiến tranh.[8] Đây là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất của cuộc Đại chiến này,[9] trở nên chiến thắng rất hiếm có[10] và hiển hách nhất của quân Nga trong Đại chiến thế giới thứ nhất.[11] Trận này cũng được xem là đại thắng cuối cùng trong quân sử Đế quốc Nga.[12] Người đã chỉ huy cuộc tổng tấn công này là Đại tướng Aleksei Alekseevich Brusilov, chỉ huy của phương diện quân Tây Nam Nga và cuộc tổng tấn công này do đó đã mang tên ông.Với việc phòng tuyến quân Áo-Hung bị đục thủng rất nhanh chóng,[13] cuộc tổng tấn công này sau đó đã đem lại thắng lợi rất lớn cho quân Nga, tiêu diệt hoàn toàn chủ lực của quân đội Áo-Hung.[14] Quân Nga đánh úp thình lình,[8] đập tan nát quân Áo-Hung dọc theo mặt trận dài 20 cây số, và chiếm được rất nhiều đất đai.[15] Với chiến thắng rực rỡ của mình[8], quân Nga cũng bắt được vô số tù binh và còn cướp được hàng trăm khẩu đại pháo của Áo-Hung,[15] lại còn hoàn tất mục tiêu của mình, khiến Đế quốc Áo-Hung đến bên vực thẳm[11]. Quân Nga thắng to đã tràn vào Galicia và được người Slavơ ở đó theo về,[16] do họ mong muốn đoàn quân Nga chiến thắng sẽ giải phóng họ khỏi xiềng xích nô dịch của Vương triều nhà Habsburg.[17] Với thất bại này, quân Áo-Hung phải phụ thuộc nghiêm trọng vào quân Đức trên Mặt trận phía Đông,[9] Bộ Tư lệnh Áo-Hung trên Mặt trận phía Đông bây giờ coi như hợp nhất với Bộ Tư lệnh Đức.[11]Tổn thất của quân Áo-Hung là rất nặng nề[18] (chưa kể họ còn mất nhiều vũ khí[19]), tuy nhiên để đổi lại, quân đội Nga hoàn toàn kiệt quệ, thiệt hại to lớn (từ hơn nửa triệu lính cho tới hàng triệu lính theo tùy nguồn, ngoài ra có tổn thất nặng nề về nguyên liệu) trong khi 40 vạn quân dự bị cũng bị đem ra dùng hết.[16][18] Quân Đức tăng viện cho Mặt trận phía Đông, trong khi sự thiếu nguồn lương thực khiến cho quân Nga phải chấm dứt trận Brusilov,[8] sau những thắng lợi nhỏ nhoi của mình trong tháng 8 và tháng 9.[9] Một lý do dẫn đến sự tổn hại to lớn của quân Nga trong cuộc tổng tấn công này là do chiến thuật đầy thảm họa của ông là đổ dồn bộ binh vào tấn công, mà ông bắt đầu áp dụng từ hồi tháng 8 năm 1916,[9] bấp chấp tinh thần cầu tiến của ông đã đem lại chiến thắng rực rỡ cho quân lực Nga khi Chiến dịch Brusilov mới mở đầu.[19]Song, trận thắng lớn của quân Nga trong cuộc tổng tấn công này là một bước ngoặt quyết định trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Với việc quân chủ lực Áo-Hung hoàn toàn bị hủy hoại, cộng thêm sự tham chiến của România sau đại thắng của Brusilov, khiến cho nước Nga dễ dàng mở thêm các cuộc công kích khác.[20] Ngoài ra, chiến thắng của người Nga cũng làm giảm áp lực cho quân Pháp và quân Ý trên các Mặt trận của họ[9]. Thậm chí chiến thắng to lớn của quân Nga trong Chiến dịch Brusilov có khi còn được xem là thắng lợi vẻ vang nhất của phe Hiệp Ước trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất,[21] hoặc ít ra cũng được đánh giá là chiến thắng lớn nhất của khối Hiệp Ước trong năm 1916.[1] Nhưng, trong khi đó, đại thắng không mang lại một thắng lợi quyết định[22] sĩ khí quân Nga giảm sút,[16] người dân Nga xem đây là một thất bại nữa và góp phần dẫn đến cách mạng trong năm 1917.[23]Đại thắng của quân Nga trong cuộc Tổng tấn công của Đại tướng Brusilov đã thúc đẩy xứ România nhảy vào tham chiến trong phe Hiệp Ước.[7] Chiến thắng to tát này khiến cho Đại tướng A. A. Brusilov trở thành vị anh hùng của Mặt trận phía Đông thời Đại chiến,[13] trong khi quân Nga trên đà thắng lợi đã chiếm được một khoản đất đai rất rộng lớn.[1] Với sự không thể nào hồi phục lại nữa của quân lực Áo-Hung và sự suy kiệt của quân lực Nga, đại thắng của quân Nga trong trận Brusilov dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của hai Nhà nước phong kiến hùng mạnh này.[24] Qua đó, đại thắng này trở nên một bước ngoặt trong lịch sử vùng Đông Âu.[18] Giai đoạn cuối của Chiến dịch này cũng cho thấy khả năng chiến đấu tốt của Binh đoàn Carpath của Quân đội Đức.[1]