Múa_lân_-_sư_-_rồng
Múa_lân_-_sư_-_rồng

Múa_lân_-_sư_-_rồng

Múa lân (giản thể: 舞狮; phồn thể: 舞獅; bính âm: wǔshī; Hán Việt: vũ sư) là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên ĐánTết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông,...Múa lân thường được biểu diễn trong dịp tết và các lễ hội truyền thống, văn hóa và tôn giáo khác của Trung Quốc. Nó cũng có thể được thực hiện tại các dịp quan trọng như sự kiện khai trương kinh doanh, lễ kỷ niệm đặc biệt hoặc lễ cưới hoặc có thể được sử dụng để tôn vinh những vị khách đặc biệt của cộng đồng Trung Quốc.Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải, nếu không độn thì cần một người béo đóng giả) mặc áo dài, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.

Múa_lân_-_sư_-_rồng

Việt bính mou5si1
Chữ Nôm 𦨂 / 獅
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữTiếng Quảng ChâuViệt bính
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữwǔshī
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhmou5si1
Phiên âmRomaja quốc ngữMcCune–Reischauer
Phiên âm
Romaja quốc ngữSajachum
McCune–ReischauerSach'achum
Hanja
獅子춤
Romaja quốc ngữ Sajachum
Phồn thể 跳獅 or 弄獅
Hangul
사자춤
Tiếng Việt múa lân / sư tử
Bính âm Hán ngữ wǔshī
McCune–Reischauer Sach'achum
Tiếng Mân Tuyền Chương POJ thiàu-sai or lāng-sai
Phiên âmTiếng Mân NamTiếng Mân Tuyền Chương POJ
Phiên âm
Tiếng Mân Nam
Tiếng Mân Tuyền Chương POJthiàu-sai or lāng-sai
Chuyển tựRōmaji
Chuyển tự
Rōmajishishimai
Kanji 獅子舞
Rōmaji shishimai
Giản thể 舞狮