Menkauhor_Kaiu
Menkauhor_Kaiu

Menkauhor_Kaiu

Menkauhor Kaiu (còn được gọi là Ikauhor, tiếng Hy Lạp cổMencherês, Μεγχερῆς)[16] là một vị pharaon của Ai Cập cổ đại thuộc thời kỳ Cổ vương quốc. Ông là vị vua thứ bảy của Vương triều thứ Năm, triều đại của ông tồn tại vào khoảng cuối thế kỷ 25 hoặc đầu thế kỷ 24 TCN.Menkauhor có thể đã trị vì tám hoặc chín năm, ông đã kế vị vua Nyuserre Ini, và sau này được Djedkare Isesi kế vị. Mặc dù Menkauhor đã được chứng thực thông qua các ghi chép lịch sử, chỉ còn sót lại rất ít các hiện vật có niên đại thuộc về vương triều của ông cho đến ngày nay. Bởi vậy, mối quan hệ huyết thống của ông với vị vua tiền nhiệm và vị vua kế nhiệm hiện vẫn chưa rõ ràng, và cũng chưa có bất cứ người con nào của ông được biết đến. Khentkaus III có thể là thân mẫu của Menkauhor, theo như những bằng chứng được phát hiện trong ngôi mộ của bà vào năm 2015.Ngoài việc xây dựng các công trình kiến trúc, chúng ta chỉ biết được duy nhất một hoạt động đã diễn ra dưới vương triều của Menkauhor đó là một cuộc viễn chinh đến các mỏ đồng và ngọc lam ở Sinai. Menkauhor đã ra lệnh xây dựng một ngôi đền mặt trời, được gọi là "Akhet-Ra" nghĩa là "Chân Trời của Ra". Đây là ngôi đền mặt trời cuối cùng được xây dựng, tuy nhiên ngôi đền này chỉ được nhắc đến thông qua các dòng chữ khắc được tìm thấy trong những ngôi mộ thuộc về các vị tư tế của nó, vị trí của nó cũng chưa được xác định. Menkauhor đã được chôn cất trong một kim tự tháp nhỏ ở Saqqara, nó được người Ai Cập cổ đại gọi tên là Netjer-Ipet Menkauhor, "Ngôi nhà thiêng liêng của Menkauhor". Ngày nay, nó được biết đến với tên gọi là Kim tự tháp không đầu, tàn tích của nó đã bị cát vùi lấp cho đến khi được phát hiện lại vào năm 2008.Menkauhor còn là hình tượng trung tâm của một sự thờ cúng tang lễ tồn tại lâu dài cho đến tận giai đoạn cuối thời kỳ Cổ vương quốc, với ít nhất bảy điền trang nông nghiệp sản xuất các hàng hoá cho các nghi lễ hiến tế cần thiết. Menkauhor được thờ cúng như một vị thần, được biết đến với danh hiệu "Vị Thần hùng mạnh của Hai vùng đất, Menkauhor Công Bằng" đã lặp lại trong suốt thời kỳ Tân Vương quốc (khoảng 1550 - 1077 TCN), và kéo dài ít nhất là cho đến vương triều thứ Mười Chín (khoảng năm 1292 - khoảng năm 1077 TCN), khoảng 1200 năm sau khi ông qua đời.

Menkauhor_Kaiu

Tên ngai (Praenomen) Tên riêng Tên Horus Tên Horus Vàng
Tên ngai (Praenomen)
Menkauhor
Mn-k3w-Ḥr
Vĩnh cửu khi là Ka của Horus[4]
Cách dịch khác:
Trở thành một trong số các Ka của Horus[11]



Tên riêng
Ikauhor
Ik3w-Ḥr
Ka của Horus

Hình thức khác:
Kaiu
Ik3w
Ka [của Horus]
Tên Horus
Menkhau
Mn-ḫ3w
Sự hiện diện của Ngài là vĩnh cửu
Cách dịch khác:
Sự hiện diện vững bền[11]
Tên Horus Vàng
Bik-nebu Hedj
Bik-nbw ḥḏ
Chim ưng vàng tỏa sáng
Cách dịch khác:
Chim ưng vàng rực rỡ[11]


Cuộn giấy Turin:
Menkahor
Mn-k3-Ḥr
Ka của Horus


Phiến đá Saqqara:
Menkahor
Mn-k3-Ḥr
Ka của Horus

Danh sách vua Abydos:
Menkauhor
Mn-k3w-Ḥr
Vĩnh cửu khi là Ka của Horus

Con cái Phỏng đoán: Raemka ♂, Khaemtjenent ♂
Chôn cất Kim tự tháp Cụt đầu
Vương triều Tám đến chín năm trị vì cuối thế kỷ 25 và đầu thế kỷ 24 TCN.[lower-alpha 3] (Vương triều thứ Năm)
Mẹ Có lẽ là Khentkaus III[15]
Lăng mộ Ngôi Đền Mặt trời Akhet-Ra
Kim tự tháp Netjer-isut-Menkauhor
Tiên vương Nyuserre Ini
Kế vị Djedkare Isesi
Hôn phối Không chắc chắn: Khuit I,[12][13] Meresankh IV[14]
Cha Không chắc chắn, có lẽ là Neferefre hoặc ít có khả năng hơn là Nyuserre Ini

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Menkauhor_Kaiu http://citation.allacademic.com/meta/p_mla_apa_res... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/375109 http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://www.cuni.cz/UKEN-332.html http://edoc3.bibliothek.uni-halle.de/lepsius/tafel... http://ediss.sub.uni-hamburg.de/volltexte/2004/210... http://dlib.nyu.edu/awdl/sites/dl-pa.home.nyu.edu.... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701445z http://www.etana.org/sites/default/files/coretexts... http://gizapyramids.org/static/pdf%20library/bmfa_...