Nyuserre_Ini
Nyuserre_Ini

Nyuserre_Ini

Nyuserre Ini (còn được viết là Neuserre Ini hay Niuserre Ini, và đôi khi là Nyuserra; trong tiếng Hy Lạp tên của ông được gọi là Rathoris, Ραθούρης), là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông là vị vua thứ sáu của vương triều thứ năm thuộc thời kỳ Cổ vương quốc. Ông được cho là đã có một triều đại kéo dài từ 24 đến 35 năm tùy thuộc vào quan điểm của các học giả, và nhiều khả năng là thuộc vào giai đoạn nửa sau của thế kỷ thứ 25 trước Công nguyên. Nyuserre là một người con trai khác của vua Neferirkare Kakai với nữ hoàng Khentkaus II, ông còn là em trai của vua Neferefre. Ông có thể đã trực tiếp kế vị người anh của mình theo như các ghi chép lịch sử sau này. Ngoài ra, theo Miroslav Verner thì Shepseskare có thể đã cai trị trong một khoảng thời gian ngắn giữa triều đại của hai vị vua này, mặc dù chỉ kéo trong vài tuần hoặc vài tháng. Mối quan hệ giữa Shepseskare với Neferefre và Nyuserre hiện vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn. Nyuserre sau này đã được kế vị bởi Menkauhor Kaiu, ông ta có thể là cháu trai của ông và là một người con trai của Neferefre.Nyuserre là vị vua đã cho xây dựng nhiều công trình nhất trong số các vị vua của vương triều thứ Năm, bao gồm ba kim tự tháp cho bản thân ông cùng các vị hoàng hậu của mình và ngoài ra còn thêm ba kim tự tháp khác cho cha, mẹ và anh trai của ông, tất cả đều tại khu nghĩa trang của Abusir. Ông còn xây dựng ngôi đền lớn nhất trong số các ngôi đền dành cho thần mặt trời Ra vào thời kỳ Cổ vương quốc, tên của nó là Shesepibre hoặc "Niềm hân hoan của trái tim thần Ra". Ông cũng đã hoàn thành Nekhenre, ngôi đền Mặt trời của UserkafAbu Gorab, và ngôi đền thung lũng của MenkauraGiza. Thông qua điều này, ông là vị vua đầu tiên kể từ thời Shepseskaf, vị vua cuối cùng của vương triều thứ tư, chú ý tới khu nghĩa trang Giza, một động thái mà có thể là để nhằm hợp pháp hóa sự cai trị của ông sau khoảng thời gian rối ren do cái chết bất ngờ của người anh trai Neferefre gây ra.Có rất ít những chứng cứ về các hoạt động quân sự diễn ra dưới thời trị vì của Nyuserre; vương quốc Ai Cập vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ thương mại với Byblos ở khu vực ven biển Levant và tiến hành các cuộc viễn chinh để khai thác các mỏ đá quý và đá ở SinaiHạ Nubia. Triều đại của Nyuserre còn chứng kiến ​​sự phát triển của bộ máy chính quyền cũng như sự ra đời của chế độ nomarch mà có ảnh hưởng rất lớn về sau này, đây là cũng là lần đầu tiên các viên thống đốc tỉnh được phái đến sống ngay tại các tỉnh mà họ quản lý thay vì ở tại triều đình của pharaon.Cũng giống như các vị pharaon khác của thời kỳ Cổ vương quốc, Nyuserre đã có một giáo phái thờ cúng sau khi ông qua đời. Trong trường hợp của Nyuserre, giáo phái chính thức được nhà nước bảo trợ này đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ, nó đã tồn tại qua được thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất đầy hỗn loạn và kéo dài cho đến tận thời kỳ Trung Vương quốc, dưới thời vương triều thứ Mười hai.

Nyuserre_Ini

Con cái Khamerernebty ♀, Reputnebty ♀
Khentykauhor ♂
Ít có khả năng: Menkauhor Kaiu ♂
Chôn cất Kim tự tháp của Nyuserre Ini
Vương triều 24 tới 35 năm vào giai đoạn cuối Thế kỷ 25 TCN[note 1][note 2] (Vương triều thứ Năm)
Tên ngai (Praenomen) Tên riêng Tên Horus Tên Nebty (hai quý bà) Tên Horus Vàng
Tên ngai (Praenomen)
Nyuserre
N.wsr Rˁ
Sở hữu uy quyền của Ra[19]
[Ngài] thuộc về uy quyền của Ra[20]


Tên riêng
Ini
In.n j
Cách dịch không chắc chắn, có thể là một biệt danh:[21]
Người chậm trễ (vì là người con sinh sau đẻ muộn)
[Người với] lông mày [đậm]



Các biến thể tượng hình khác:[22]



Tên Horus
Setibtawy
St jb tȝwj
Người được yêu mến (trong trái tim) của hai vùng đất [23]


Tên Nebty
(hai quý bà)
Nebtisetib
Nbti st ib
Người được yêu mến (trong trái tim) của Hai nữ thần[23]

Tên Horus Vàng
Bik Nebu Netjeri
Bjk-nbw-nṯr.j
Chim ưng vàng thần thánh[20]

Mẹ Khentkaus II
Lăng mộ Xây dựng ex-nihilo:
Kim tự tháp Nyuserre Ini
Kim tự tháp Lepsius XXIV
Lepsius XXV
Đền Mặt trời Shesepibre
Hoàn thành:
KIm tự tháp của Neferirkare Kakai
Kim tự tháp của Neferefre
Phức hợp kim tự tháp của Khentkaus II
Đền mặt trời của Userkaf
Khôi phục:
Đền tang lễ của Menkaure
Không chắc chắn:
Đền thờ Satet
Tiên vương nhiều khả năng là Shepseskare hoặc Neferefre
Kế vị Menkauhor Kaiu
Hôn phối Reptynub, ít nhất còn một nữ hoàng vô danh khác, có thể là hai
Cha Neferirkare Kakai

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nyuserre_Ini http://www.researchonline.mq.edu.au/vital/access/m... http://citation.allacademic.com/meta/p177887_index... http://egyptologie.ff.cuni.cz/?req=doc:lepsiuspyr&... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://www.cuni.cz/UKEN-332.html http://archiv.ub.uni-heidelberg.de/propylaeumdok/1... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/borchardt1... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k55548k.pdf http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701445z